Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Quỹ Rồng Xanh đầu tư vì môi trường tại Việt Nam
(11:27:42 AM 15/03/2012)
Dự án được tài trợ bởi Tổ chức Động vật Châu Á.
Chi phí cho công trình này khoảng 100.000 đô la Mỹ, lá khoản đóng góp từ thiện của Quỹ Rồng Xanh (the Green Dragon Fund), môt quỹ đầu tư do Công ty Dịch vụ Đầu tư Môi trường Hữu hạn Châu Á (Environmental Investment Services Asia Limited - EISAL) quản lý.
Nguồn nước của trung tâm cứu hộ được cung cấp từ một con sông nhỏ chảy từ Thị trấn Tam Đảo xuống một hồ cách khoảng 4 km phía hạ lưu. Hệ thống mới được xây dựng để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng nước của trung tâm cứu hộ gấu, không làm khô kiệt hay ô nhiễm nguồn nước suối.
Hệ thống này được thiết kế với năng suất lọc 50m3/ngày để xử lý nước thải từ việc vệ sinh các buồng gấu và nước từ trong khu cứu hộ gấu. Hệ thống này sẽ lọc nước qua một chu trình xử lý sinh học tự nhiên ít phải bảo dưỡng, bao gồm sự lắng cặn, sự tách đãi, và sự phân hủy của các vật liệu dùng vi khuẩn và ánh sáng mặt trời.
Quỹ Dịch vụ Đầu tư Môi trường Hữu hạn Châu Á - EISAL chú trọng vào lĩnh vực môi trường, và một phần đáng kể của phí quản lý và hoạt động của quỹ này được ủng hộ cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì môi trường. Số tiền quyên góp dành cho các quỹ từ thiện vì môi trường cho tới nay ước đạt khoảng 1,4 tỷ đô la. Trước đây, Quỹ này cũng từng đóng góp cho Tổ chức Động vật châu Á với tổng số tiền 235.000 đô la, để xây dựng khu nhà gấu đôi và các khu bán hoang dã xung quanh.
Jeremy Higgs, Giám đốc điều hành quỹ Rồng Xanh, bình luận: “Những người lãnh đạo của Quỹ Rồng Xanh cũng như EISAL rất hân hạnh được là nhà tài trợ chính cho sự ra đời thành công một Trung tâm Cứu hộ Gấu ở Việt Nam, được thực hiện bởi Tổ chức Động vật châu Á, và chúng tôi đặc biệt vui mừng được hợp tác trong việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải vừa được khai trương tại Tam Đảo.”
“Dự án nước sạch mang tính đột phá này được xây dựng trong một thời điểm mà thế giới đang thảo luận về sự căng thẳng đối với nguồn nước toàn cầu. Dự án đã không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ rất lớn từ các cổ đông cũng như các bên liên quan của Quỹ, và chúng tôi đặc biệt muốn gửi lời cảm ơn tới Parly Family Office ở Geneva, Markus Jebsen Group ở Hong Kong, Goldman Sachs (châu Á) và HSBC Fund Services. Được làm việc và hỗ trợ Tổ chức Động vật châu Á trong một dự án bảo tồn đầy sáng tạo và đặc biệt quan trọng này là một động lực, cũng là một cơ hội dành cho chúng tôi.”
Tuan Bendixsen, Giám đốc Tổ chức Động vật Châu Á, bình luận: “Đại diện cho hàng trăm cá thể gấu được cứu hộ từ các cơ sở nuôi gấu lấy mật, hiện được đưa về sống tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, tôi xin cảm ơn Quỹ Rồng Xanh về những đóng góp của họ. Sự hào phóng đó đã giúp chúng tôi có thể tiếp tục vận hành Trung tâm Cứu hộ Gấu theo hướng đảm bảo vệ sinh môi trường, và các nhu cầu của gấu được đáp ứng đầy đủ.”
Trên toàn Châu Á, hơn 14 ngàn cá thể gấu vẫn đang bị giam cầm trong các trại gấu và bị lấy mật vì người ta vẫn tin vào hiệu quả và tác dụng của mật gấu trong các phương thuốc cổ truyền ngay cả khi đã có các lựa chọn thay thế bằng thảo mộc hay các chất tổng hợp khác với hiệu quả cao và giá cả hợp lý.
Ở Việt Nam, người ta nhốt gấu vào trong các lồng nhỏ, đánh thuốc mê, trói chặt, đâm chọc vào bụng gấu bằng các kim tiêm dài 4 inch (khoảng 10cm) không qua khử trùng cho đến khi tìm thấy túi mật để trích hút mật. Trại nuôi gấu lấy mật là vi phạm pháp luật ở Việt Nam nhưng người dân vẫn được phép nuôi gấu làm thú cảnh. Mặc dù họ nói rằng gấu không bị khai thác mật, nuôi gấu lấy mật vẫn là một ngành kinh doanh phát triển mạnh.
Ý kiến bạn đọc về: Quỹ Rồng Xanh đầu tư vì môi trường tại Việt Nam
-
vu duc huynh (09:58:02 AM 10/05/2015)Tiêu đề
chau muon to chuc mot hoi nhung vban tre vi moi truong .to chuc chu nhat rac.cac bac giup chau tu van voi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).