Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Những tấm lòng vì Vịnh Hạ Long xanh hơn
(11:11:48 AM 24/09/2012)Dự án “Hỗ trợ xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên trên Vịnh Hạ Long có sự tham gia của người dân địa phương” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai trên Vịnh Hạ Long 3 năm qua ( từ năm 2009-2012)
Niềm vui từ một dự án
Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Gio, 73 tuổi, một người dân ở làng chài Cửa Vạn, phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long cho biết, tổ tiên ông đã gắn bó với biển Hạ Long từ hơn 200 năm nay. Sóng gió, bão bùng lớn cỡ nào cũng đã trải qua đủ cả. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển này, ông Gio đã từng nhiều lần ngụp lặn trong làn nước Hạ Long. “Nước biển trước xanh hơn và trong hơn cô ạ ”- Ông Gio kể: “Mấy năm nay thì không được như trước kia. Có lẽ là do nhiều tàu du lịch quá !”.
Bà Phạm Thị Gái, vợ ông Gio cho rằng nước Vịnh Hạ Long không được xanh là do rác thải quá nhiều. Những năm trước đây, cảnh rác trôi lềnh bềnh trên mặt nước không phải là chuyện hiếm. Nhưng giờ người dân sống trên vùng Vịnh đã ý thức hơn nhờ sự vận động bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương và các dự án bảo vệ môi trường do Nhật Bản tài trợ.
“Cái lợi là nó rất sạch. Trước kia, rác nó trôi, nó bề bộn. Xỉ than-rác, mình toàn vứt xuống sông, rác lâu ngày nó thối nó ảnh hưởng đến con cá” - Bà Gái kể: “Còn bây giờ rác được cho vào cái thùng, anh em đến lấy rác, thì con cá nuôi quẫy, nó không còn vấn đề gì nữa. Chúng tôi yên tâm hơn”.
Một giờ lên lớp của các cán bộ dự án Nhật Bản
Sự yên tâm, tin tưởng mà bà Phạm Thị Gái và nhiều người dân nói đến, là kết quả mà dự án “Hỗ trợ xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên trên Vịnh Hạ Long có sự tham gia của người dân địa phương” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) mang lại. Được triển khai từ năm 2009-2012, sau 3 năm thực hiện, theo đánh giá của chính quyền địa phương, dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Với các hợp phần nhỏ như cư dân-tham gia khảo sát về rác thải; giảm rác thải thông qua làm phân hữu cơ; xử lý nước thải; giáo dục và triển khai các chiến dịch về môi trường v.v..., các cán bộ của dự án đã từng bước đưa kiến thức môi trường đến với người dân làng chài Hạ Long, giúp bà con hiểu được bảo vệ môi trường chính là bảo vệ lợi ích của chính họ. Bảo vệ môi trường không phải là cái gì to tát mà là chỉ từ những hành động nhỏ nhặt nhất.
Với sự hỗ trợ của dự án, chị Lê Thị Phương, một người dân ở làng chài Cửa vạn đã biết cách phân loại rác thành 3 loại, gom rác vào 3 thùng khác nhau, trong đó thùng màu xanh để rác hữu cơ, màu vàng để rác vô cơ còn thùng inox thì để xỉ than. “Khi lấy rác thì phân loại luôn. Lấy bè này rồi phân loại, đổ luôn. Thùng này rác than, thùng này là rác rau”. Chị Phương kể.
Còn em Nguyễn Thị Hợi, 18 tuổi cho biết: “Trước kia nhà cháu dùng lưới để rửa bát, nhưng từ sau khi các chuyên gia Nhật bản đến hướng dẫn, cháu biết rằng dùng giẻ len thì vừa đỡ tốn xà phòng, vừa tiết kiệm nước, giúp cho môi trường nước xanh hơn”.
Em Nguyễn Thị Hợi, 18 tuổi cho biết: “Trước kia nhà cháu dùng lưới để rửa bát, nhưng từ sau khi các chuyên gia Nhật bản đến hướng dẫn, cháu biết rằng dùng giẻ len thì vừa đỡ tốn xà phòng, vừa tiết kiệm nước, giúp cho môi trường nước xanh hơn”
Cô giáo Nguyễn thị Tuyết, giáo viên làng chài Cống Đầm cho biết với sự hỗ trợ của dự án Jica, các cô đã giảng dạy cho các em học sinh làng chài trên Vịnh hiểu về môi trường, và sự cần thiết bảo vệ môi trường vùng Vịnh. Tuỳ theo mỗi giờ lên lớp, các cô giáo hướng dẫn cho các em sử dụng dụng cụ đo độ sâu, độ trong, độ mặn của nước biển. Mỗi giờ lên lớp là một câu chuyện thú vị về vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long, nơi các em đang sống.
Rõ ràng, kết quả quan trọng nhất dự án đã đạt được, đó là việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người đân. Qua đó, xây dựng một xã hội bền vững- tất cả cùng chung tay bảo vệ môi trường cho di sản Hạ Long.
“Hiệu quả của nó được thể hiện rất rõ ở nhiều khía cạnh. Một lượng rác thải rắn đã được thu gom, xử lý hêt sức tích cực; giảm tải được rác ở các điểm đông dân cư, đông du khách thăm quan. Việc xử lý rác thải rắn biến thành nguyên liệu phục vụ chăm sóc cây trồng trên các đảo trên Vịnh. Đó là kết quả rất rõ nét”- Ông Đỗ Đức Thắng, phó ban quản lý Vịnh Hạ Long nói.
Từ “Trái tim đến Trái tim”
Chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn bà con làng chai Cửa vạn xử lý rác thải tại chỗ.
Ba năm dự án triển khai ở các làng chài trên Vịnh Hạ Long, cũng là quãng thời gian người dân nơi đây quen thuộc với các cán bộ Nhật Bản.
Những cái tên như Giáo sư Koji Otsuka, cán bộ Makoto Fujita, chuyên gia Hirata, Suzuki Tadashi…cùng nhiều cộng sự Việt nam dần trở nên quen thuộc với người dân làng chài. “Họ nhiệt tình lắm”. Ông Nguyễn Văn Long, khu trưởng khu Cửa Vạn, phường Hùng Thắng kể.
Chuyên gia Makoto Fujita, mà người dân làng chài quen gọi với cái tên “cán bộ” có khuôn mặt phúc hậu và nụ cười thật niềm nở.
Khi chúng tôi hỏi vì sao anh đến Hạ Long? Người cán bộ Nhật Bản này chỉ cười và trả lời rằng đó là “cái duyên”: Ban đầu là được phân công công tác, nhưng riết rồi quen, quen rồi yêu và gắn bó với làng chài Hạ Long.
Hai năm gắn bó với dự án, cũng là thời gian anh lặn lội khuya sớm, đi thuyền từ nhà này sang nhà kia; từ làng này sang làng kia để vận động bà con không vứt rác thải; và dạy người dân địa phương cách sử dụng giẻ len Acrylic không gây ô nhiễm môi trường…
“Đầu tiên khi chúng tôi đến đây thì người dân họ dùng các loại giẻ khác để rửa bát. Người dân quen dùng giẻ lưới rồi. Vì thế để người dân chuyển sang dùng giẻ len acrylic là khó khăn đầu tiên”. Anh Fujita kể. “Khi tôi đến đây, tôi cũng biết lầ trình độ của người dân ở đây còn hạn chế. Khi đó, chúng tôi lựa chọn cách hướng dẫn sinh động, dễ hiểu nhất. Chúng tôi không dùng chữ, dùng văn bản để hướng dẫn họ, mà dùng tranh hoặc những hướng dẫn bằng hành động cụ thể. Chúng tôi đã nhận được sự hợp tác rất tích cực và sự đồng cảm của người dân”.
Từ nỗ lực của anh Fujita, người dân làng chài Cửa Vạn, Vông Viêng... (phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) đã dần hiểu sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Không cần những lời to tát, cũng chẳng cần những kiến thức quá phức tạp, câu chuyện mà những chuyên gia Nhật bản chia sẻ cùng người dân làng Chài chỉ là đậy thùng rác thế nào cho mùi khỏi hôi; phân loại rác thế nào để bà con đỡ tốn sức; hay rửa bằng giẻ len thì tốn ít nước hơn, ít xà phòng hơn so với giẻ rửa bát thông thường…
Không chỉ nói, anh Fujita còn “xắn tay” cùng làm với bà con, hướng dẫn bà con từng chi tiết nhỏ nhất để người dân làng chài hiểu cùng thực hành và làm theo. Đối với anh Fujita, có lẽ đây là niềm vui lớn nhất. Anh kể, anh đã nhiều lần được bà con mời ăn cơm, uống rượu. Mâm cơm của người dân làng chài trên Vịnh Hạ Long dù còn đạm bạc, nhưng đó là tình cảm, là sự trân trọng và yêu mến.
Ấn tượng giáo sư Koji Otsuka để lại đối với người dân làng chài lại là chuyện ông lặn sâu 8-9m dưới làn nước để lấy mẫu đất đem đi xét nghiệm.
Giáo sư Otsuka cùng các em học sinh làng chài đo mực nước của Vịnh Hạ Long.
“Nước khá lạnh, nhưng giáo sư vẫn lặn”, chị Nguyễn Thị Đặng, chủ tịch Hội phụ nữ phường Hùng Thắng, kể lại “Giáo sư còn rủ tôi: chị lặn không? Tôi nói rằng tôi sợ lắm. Giáo sư cười và lặn xuống nước. Nói chung, không chỉ riêng giáo sư Otsuka và anh Fujita, các cán bộ Nhật Bản họ nhiệt tình lắm. Họ không nề hà việc nặng, việc khó cùng tham gia với chúng tôi”.
Đem câu chuyện chị Đặng kể hỏi giáo sư Otsuka, vị chuyên gia người Nhật này cười và trả lời khá đơn giản “Công việc của tôi là giúp các bạn giữ Vịnh Hạ Long. Nếu ngại việc thì rất khó lấy được mẫu đất dưới đáy Vịnh xét nghiệm chính xác độ ô nhiễm thế nào”.
Giáo sư Otsuka cho biết, ngay từ khi ông tham gia dự án “Hỗ trợ xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên trên Vịnh Hạ Long có sự tham gia của người dân địa phương”, ông đã nghĩ đây không chỉ là công việc đơn thuần mà là tình cảm giữa con người và con người. “Làm sao xây dựng được quan hệ tin cậy giữa con người và con người, từ trái tim mọi người hiểu được nhau. Đó mới là điều quan trọng nhất”. Ông kể: “Nếu đến với người dân với tư cách là một giáo sư Đại học, thì chắc người dân vẫn nghe tôi nói. Nhưng tôi tới đây để cùng làm với mọi người, vun đắp tình cảm giữa con người và con người, cùng đồng cam cộng khổ với người dân ở đây thì tình cảm hai bên mới tốt đẹp hơn”.
Giáo sư Otsuka cũng nhấn mạnh, điều mà ông và các đồng nghiệp mong muốn mang đến cho Việt Nam không chỉ là công nghệ, là kỹ thuật bảo vệ môi trường, mà còn là tình cảm, sự chia sẻ khó khăn với người dân làng chài, với một đất nước đang phát triển, một người bạn của nhân dân Nhật Bản.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.