Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Ngày tê giác 22/9: Người Việt lên tiếng phản đối việc sử dụng sừng tê giác
(12:38:19 PM 22/09/2014)
>>Kêu gọi cộng đồng cùng hành động bảo vệ tê giác
Trong cuộc thi ảnh “Selfie vì Tê giác” do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Quỹ Tê giác Thế giới tổ chức, nhiều người Việt đã phản đối việc tiêu thụ sừng tê giác, kêu gọi cộng đồng cùng hành động bảo vệ tê giác bằng những bức ảnh selfie ấn tượng và thông điệp ý nghĩa.
Lực lượng chức năng trước một cá thể Tê giác bị bắn trộm
Vũ Thị Ánh Ngọc đã gửi thông điệp của mình tới cộng đồng:“Chẳng biết tự khi nào người ta tin rằng sừng tê giác chữa được ung thư, kết quả là những con tê giác bị giết hại nhiều đến mức báo động. Và tôi thực sự rất buồn khi biết rằng Việt Nam đang là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất nhì trên thế giới. Sừng tê giác ư? Nó chẳng khác gì móng tay móng chân đâu bạn ạ. Việc sử dụng sừng tê giác cũng giống như gặm móng tay và nhai tóc của mình, không lẽ bạn vẫn còn muốn dùng nó? Chúng ta chẳng có một bằng chứng khoa học nào về lợi ích của việc sử dụng sừng tê giác. Nhưng tôi chắc chắn một điều rằng đã có nhiều hơn một con vật đặc biệt phải chịu đau đớn và chết đi để sản xuất ra thứ thuốc “kì diệu ảo” mà bạn đang cần. Đó là một hành động tàn ác và hết sức phi đạo đức. Bạn có muốn bỏ tiền ra để mua thứ nhân cách đó cho mình? Tôi tin là không. Hãy hành động ngay từ hôm nay bạn nhé! Hãy nói “KHÔNG” với sừng tê giác, và chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ loài động vật đặc biệt này”.
Các em nhỏ cũng rất hào hứng tham gia bảo vệ tê giác với những lời chia sẻ mộc mạc: “Đây là bức tranh con vẽ các bạn thiếu nhi trên thế giới cùng nhau kết nối, chung tay và truyền tải thông điệp bảo vệ loài tê giác. Tê giác đang bị đe dọa tuyệt chủng, vì thế con muốn góp sức nhỏ của mình vào công cuộc tuyên truyền cho mọi người (Hạp Thị Tuyết Hồng).”
Cộng đồng mạng cũng vô cùng bức xúc vì tình trạng sử dụng sừng tê giác hiện nay tại Việt Nam. Bạn Mạnh Cường cho biết: “Mình thấy hổ thẹn khi thấy người thân nhà mình cũng mua sừng tê giác về dùng, nhưng chẳng có tác dụng gì". Hoàn toàn đồng ý với ý kiến này, Hường chua xót nhận định: “Người nhà của tôi cũng vậy. Họ cứ mù quáng nghe tin đồn thổi, rồi tốn tiền của mua về cho người bệnh dùng nhưng cái chết vẫn đến như dự báo của bác sĩ, không tránh được.”
Theo thống kê, chỉ trong 40 năm qua, số lượng tê giác trên thế giới đã giảm tới 95%, chỉ còn 25.000 cá thể tê giác trong tự nhiên. Nam Phi là quốc gia sở hữu tới hơn 70% quần thể tê giác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ riêng trong năm 2013, có tới hơn 1,000 cá thể tê giác bị giết hại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam (tăng gần 8000% so với năm 2007). Năm 2014, nạn thảm sát tê giác tại Nam Phi không có chiều hướng suy giảm mà thậm chí ngày càng khốc liệt hơn, tính đến ngày 11/9/2014, đã có 769 cá thể tê giác bị giết hại. Như vậy cứ mỗi ngày Nam Phi lại mất đi 3 cá thể tê giác.
Hiện nay, một bộ phận nhỏ người Việt Nam cho rằng sừng tê giác có giá trị như là một loại biệt dược chữa được nhiều bệnh. Không những thế, sừng tê giác còn được sử dụng để thể hiện đẳng cấp hay làm quà biếu xa xỉ để mong sự nghiệp được thăng tiến. Quá bức xúc với những lý do sử dụng sừng tê giác khiến cho tê giác bị giết hại trên thế giới. Hà đã thốt lên: “Hỡi những ai thần tượng sừng tê giác hãy tỉnh ngộ,chịu khó tham khảo sẽ tìm ra được các loại thuốc quí cho mình. Thế kỷ 21 rồi hãy tỉnh ngộ mình để chống sát sinh.”
Nhiều người cho rằng cần phải xử lý nghiêm minh những kẻ săn bắn, buôn bán và tiêu thụ sừng tê giác vì có như vậy mới mong cứu được các loài tê giác trên thế giới. Bạn Anh Tuấn, cho rằng “Cần có chế tài mạnh hơn. Trước hết Nam Phi và các nước khác hãy trừng phạt kẻ giết hại tê giác thật nặng, có thể là chung thân, sẵn sàng bắn những kẻ săn trộm. Thứ hai các nước tiêu thụ sừng tê giác cần phạt tiền với mỗi người mua bán, kể cả sử dụng sừng tê giác, và phải phạt tù 10 năm hoặc hơn. Thứ 3, cần tuyên truyền thật nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian dài, vào thời điểm giờ vàng và với mật độ dày đặc. Tôi tin là nạn săn trộm sẽ giảm hẳn và loài tê giác sẽ thoát được nguy cơ tuyệt chủng.”
Bà Vũ Thị Quyên – Giám đốc ENV cho biết: “Hiện nay, nạn thảm sát tê giác đã trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn thế giới. Rất nhiều quốc gia đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ chống lại nạn săn bắn, buôn bán, tiêu thụ sừng tê giác. Chúng tôi tin tưởng rằng, nếu người dân Việt Nam đồng lòng lên tiếng phản đối việc tiêu thụ sừng tê giác thì chúng ta sẽ góp phần chấm dứt nạn thảm sát tê giác trên thế giới.”
Cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị giết để lấy sừng năm 2010. Các chuyên gia bảo tồn trên thế giới cảnh báo rằng các loài tê giác trên thế giới sẽ có thể bị tuyệt chủng trong 6 năm nữa nếu nạn thảm sát tê giác không được ngăn chặn kịp thời. Vì thế việc buôn bán, tiêu thụ sừng tê giác tại Việt Nam cần được chấm dứt vừa để góp phần bảo vệ các loài tê giác, vừa để bảo vệ hình ảnh của Việt Nam trong con mắt của cộng đồng quốc tế.
Hình ảnh cộng đồng trẻ rất hào hứng trong việc gửi thông điệp bảo vệ tê giác:
Bạn trẻ Hạp Thị Tuyết Hồng kêu gọi chấm dứt nạn thảm sát tê giác
Bạn trẻ Trần Mai Phương kêu gọi cộng đồng bảo vệ tê giác
Bạn trẻ Nguyễn Đình Tiến Dũng kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ tê giác
Bạn trẻ Lý Thị Huyền Sương kêu gọi chấm dứt nạn thảm sát tê giác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.