»

Thứ sáu, 22/11/2024, 14:41:27 PM (GMT+7)

Sang Nam Phi để tìm hiểu về hậu quả của nạn tiêu thụ sừng tê giác

(15:46:33 PM 08/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngày 8/9/2014, đoàn đại biểu Việt Nam gồm một ca sĩ, một nhà báo, một đại diện đài truyền hình, một cán bộ hải quan và hai nhà bảo tồn động vật hoang dã đã đặt chân tới Nam Phi sau cuộc hành trình dài từ Việt Nam.


 

Ảnh: Đoàn đại biểu Việt Nam Sang Nam Phi để tìm hiểu về hậu quả của nạn tiêu thụ sừng tê giác 

 

Mục đích của chuyến đi này nhằm giúp các đại biểu trực tiếp chứng kiến những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn vong của tê giác tại Nam Phi và tìm hiểu nạn thảm sát tê giác để lấy sừng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại một số quốc gia trong đó có Việt Nam. 

 

Niềm tin mù quáng vào tác dụng của sừng tê giác như một loại thần dược để chữa bách bệnh thậm chí cả ung thư, và việc sử dụng sừng tê giác để thể hiện đẳng cấp, địa vị, đã khiến nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ngày một gia tăng dẫn đến tình trạng thảm sát tê giác ở Nam Phi. Năm 2007, chỉ có 13 cá thể tê giác bị giết hại, nhưng đến năm 2013 con số này đã tăng  lên 1.004 cá thể (tăng gần 8.000%). Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2014, số lượng tê giác bị giết hại ít nhất là 695 cá thể. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời thì chẳng bao lâu nữa các loài tê giác trên thế giới sẽ bị  tuyệt chủng. Ở Việt Nam, cá thể tê giác một sừng cuối cùng đã bị giết hại vào năm 2010.

 

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) và tổ chức Rhinose Foundation tổ chức chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu Việt Nam nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các nỗ lực bảo vệ tê giác. Thông điệp bảo vệ tê giác cũng sẽ được truyền tải bởi người của công chúng hay các nhân vật có uy tín. 

 

Trong chuyến làm việc, các đại biểu sẽ tới thăm Vườn quốc gia Kruger (Nam Phi), điểm nóng về nạn thảm sát tê giác, nơi đã mất đi ít nhất 418 cá thể tê giác chỉ riêng trong năm nay. Đồng thời, đoàn đại biểu sẽ gặp và làm việc với các chuyên gia, kiểm lâm và các nhóm bảo tồn tại đây để hiểu rõ hơn về những khó khăn họ gặp phải trong nỗ lực bảo vệ tê giác. Với cương vị là những khách mời của Vườn quốc gia Kruger, đoàn đại biểu sẽ đi trực thăng tuần tra sâu vào rừng rậm chậu Phi, nơi mà rất có thể họ sẽ chạm trán với những kẻ săn trộm, hoặc chứng kiến những cảnh rùng rợn của tê giác vừa bị giết hại. Đoàn đại biểu hy vọng cũng có thể nhìn thấy tê giác hoang dã khi đi bộ trong khu vực vườn quốc gia hay được thấy sư tử và những loài động vật kỳ thú khác. 


Đây là năm thứ hai tổ chức Rhinose Foundation và ENV phối hợp tổ chức chuyến thăm và làm việc cho đoàn đại biểu Việt Nam tại Nam Phi.

Tinmoitruong.vn -Ảnh: ENV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sang Nam Phi để tìm hiểu về hậu quả của nạn tiêu thụ sừng tê giác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI