Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Ngày Môi trường Thế giới 5-6: Tất cả “Vì an ninh tài nguyên nước”
(11:11:21 AM 05/06/2012) VBL dat chuan loai A.jpg" width="482" height="321" alt="" />
Hồ chứa nước thải đã qua xử lý đạt chuẩn loại A của nhà máy VBL
Ươm mầm tương lai
Ý tưởng được một nhóm phối hợp thực hiện giữa Sở Khoa học công nghệ và môi trường (KHCN&MT) TPHCM, Công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam (VBL) và Saigontimes group nhằm tìm kiếm và phát triển nguồn nhân lực về môi trường. Theo đó, trong vòng 5 năm tới, chương trình sẽ dành 20 suất học bổng dành cho sinh viên trong nước đã hoàn tất năm thứ nhất bậc đại học và 5 suất tài trợ nghiên cứu nhỏ về môi trường nước cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam. Mục đích này nhằm khuyến khích học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông và sinh viên ngành Khoa học Môi trường sẽ chọn và tiếp tục học tập về môi trường nước. Sinh viên có kết quả học tập tốt sẽ được VBL cấp học bổng bao gồm hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí 15 triệu đồng mỗi năm trong 3 năm cuối Đại học. Tổng giá trị tài trợ trong 5 năm là hơn 4,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, chương trình còn kỳ vọng mỗi năm sẽ có 5 đề tài nghiên cứu nhỏ được tài trợ (tối đa 120 triệu đồng/đề tài) và VBL bỏ thêm số tiền tài trợ trong 5 năm là 3,15 tỷ đồng. Nhiều nhà báo tham gia sự kiện nói trên thắc mắc vì sao chương trình chỉ tài trợ những dự án nhỏ mà không là các đề tài khoa học lớn, PGS.TS. Phan Minh Tân – Giám đốc Sở KHCN&MT cho biết, đây chỉ là bước khởi đầu mang tính trải nghiệm nhằm tìm kiếm hiệu quả tối ưu và VBL là một doanh nghiệp đã thể hiện trách nhiệm trước cộng đồng vì tương lai môi trường nước. Chương trình góp phần cho “vườn ươm công nghệ” của TPHCM có thêm những nhà khoa học về môi trường và tương lai xa hơn là họ có thể thực hiện những dự án về môi trường nước đạt tầm quốc tế.
Hành động thực tế
Ông Tân chia sẻ thêm, cơ quan ông tài trợ cho Đại học quốc gia thực hiện thu nước mưa và bơm lại vào mạch nước ngầm, giếng khoan tại khu chế xuất Linh Trung và dự án này đã được nghiệm thu, với kết quả tiết kiệm được thêm 30% cho nguồn nước ngầm. Sự lạm dụng các giếng khoan đã bắt đầu xảy ra các hiện tượng nhiễm mặn, gây sụn lút.
Với nỗ lực thực hiện chương trình hỗ trợ tài năng trẻ nói trên, VBL cũng đã có những dự án thực tế để bảo vệ tài nguyên nước khi mà doanh nghiệp này buộc phải tận dụng khối lượng nước lớn để sản xuất bia tại các nhà máy trên cả nước. Ông Nguyễn Văn Bửu, Phó Tổng giám đốc điều hành VBL cho biết, riêng nhà máy tại TPHCM, công ty ông đã triển khai dự án tận thu nước mưa trên mặt nhà xưởng rộng 12 ha để đưa về phểu lớn. Và từ đây nước được xử lý và bơm lại mạch nước ngầm, nơi mà hệ thống công nghệ lấy nước trong nhà máy để làm bia. Ngoài ra, những mặt bằng được xây dựng bằng bê tông không có tác dụng chống tải, VBL đã cho dở bỏ và thay thế lót bằng gạch tổ ong và trồng cỏ để nước mưa có thể thẩm thấu vào mạch nước ngầm.
Hiện tại VBL đã đầu tư và áp dụng chương trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A ở tất cả 3 nhà máy bia tại TPHCM, Đà Nẵng và Tiền Giang với tổng số vốn đầu tư là 125 tỷ đồng (tương đương 6 triệu USD). Riêng trong năm 2012, doanh nghiệp này đã dành ngân sách hơn 9 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội và cộng đồng. Trong đó, bao gồm một dự án cung cấp nước sạch cho cư dân nghèo của xã Trung An, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang với tổng giá trị tài trợ là 450 triệu đồng.
Bị “liệt” vào nhóm quốc gia thiếu nước
Theo thống kê, tại Việt Nam có 2.378 con sông, trong đó, 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000 km2 và 15 lưu vực có diện tích lớn hơn 2.500 km2. Diện tích của các lưu vực sông chiếm 80% diện tích cả nước. Lượng mưa trung bình hàng năm của nước ta là 1.960 mm, với tổng lượng dòng chảy hàng năm của tất cả các con sông khoảng 840-850 tỷ m3, trong đó, khoảng 300 tỷ m3 trong lãnh thổ và khoảng 500-510 tỷ m3 là nước từ ngoài lãnh thổ. Theo các nhà khoa học, lượng nước mặt bình quân tính theo đầu người ở Việt Nam năm 2010 chỉ còn 3.850 m3/năm, bị “liệt” vào nhóm những quốc gia thiếu nước với ngưỡng từ 4.000 m3/người/năm trở xuống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.