Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Ngày hội tái chế chất thải TP.HCM lần 5: Đừng quên "3T" khi dùng bao bì
(17:59:20 PM 15/04/2012)
>>Ngày hội Tái chế chất thải năm 2012
Người dân hào hứng mang rác thải, xếp hàng đợi đổi quà - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Không khí tất bật tại gian hàng đổi chất thải nguy hại lấy quà - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Chủ đề được chọn cho ngày hội năm nay là "3T trong sử dụng bao bì”. 3T tức: tiết giảm (giảm sử dụng và thải túi nilông), tăng cường tái sử dụng và phân loại, tái chế. Không dừng ở đó, ban tổ chức còn khuyến khích cộng đồng sử dụng các sản phẩm bao bì và túi đựng hàng thân thiện với môi trường.
17 doanh nghiệp, đơn vị tham gia ngày hội với nhiều hình thức tổ chức gian hàng: trò chơi, giới thiệu sản phẩm, tuyên truyền thông tin về môi trường, xếp túi giấy... Hai gian hàng hoạt động rôm rả nhất là đổi chất thải nguy hại lấy quà và trao đổi đồ cũ.
Rất dễ gặp hình ảnh người dân ở nhiều lứa tuổi lỉnh kỉnh túi lớn túi nhỏ chứa bình đựng hóa chất, bóng đèn hư cũ, vỏ chai nhựa, vỏ hộp sữa, quần áo cũ... đổi lấy các sản phẩm: sữa, bánh, sách vở, xà phòng tắm, giấy ăn, túi vải không dệt...
Các trò chơi có thưởng trong ngày hội được thiết kế đơn giản, vui nhộn và gửi gắm được thông điệp 3T: ghép ảnh Trái đất màu xanh, trang trí chai lọ đã qua sử dụng, thi để rác đúng nơi... Khu vực triển lãm cũng thu hút nhiều người dân đến tìm hiểu các loại túi "xanh", triển lãm và hướng dẫn cách phân loại rác thải tại hộ gia đình, quy trình tái chế các loại chất thải thông thường, các công nghệ - sản phẩm tái chế...
Các bạn nhỏ thích thú xem các sản phẩm túi giấy được triển lãm - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Người dân nhiều lứa tuổi tham gia trò chơi "Kiệt tác rác thải" - chồng các chai nhựa đã qua sử dụng - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Việc xếp những chiếc túi giấy xinh xắn và tiện dụng này không hề khó khăn - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Hào hứng khi thử ngồi trên chiếc ghế làm từ vỏ chai đã qua sử dụng - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Ban tổ chức cho biết một tuần trước ngày hội, hoạt động thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình (pin, bóng đèn cũ, ắcquy, bình đựng hóa chất… ) đã được thực hiện tại 104 điểm ở các quận đoàn trên địa bàn thành phố.
Chị Nguyễn Thị Hạnh - giáo viên ở Q.Tân Phú, TP.HCM - vui vẻ cho biết: "Tôi mang pin cũ đến ngày hội, đã đổi được vài cuộn giấy và dự định quay về nhà mang rác thải đến đổi quà. Tôi chưa bỏ lỡ ngày hội này lần nào kể từ lần đầu tổ chức năm 2008. Chỉ mong ngày hội có thêm nhiều sản phẩm để người dân hào hứng mang chất thải đến đổi. Mỗi ngày, tôi và các thành viên trong gia đình đều nhắc nhau phân loại rác, thức ăn thừa thì cho người lấy cơm heo, còn vỏ chai, túi nilông thì bán ve chai hoặc cho nhân viên vệ sinh".
Chiều nay 15-4, ngày hội sẽ tiếp tục với các hoạt động văn nghệ, cuộc thi "Thiết kế nhanh túi xanh vì môi trường xanh", "Thiết kế thời trang từ vật liệu phế thải" dành cho sinh viên. Ngày hội sẽ kết thúc lúc 17g cùng ngày.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)