Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Nét đẹp màu áo tình nguyện tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc 2014
(21:28:14 PM 15/02/2014)Lễ hội đầu năm - Ảnh IE
Từ ngày 14 đến ngày 16/2, tất cả các tình nguyện viên được bố trí ăn ở tập trung xung quanh khu di tích để tiện cho việc triển khai nhiệm vụ. Chia ra 14 chốt, c ác bạn trẻ thực hiện việc hướng dẫn, bảo đảm an ninh trật tự, phân luồng giao thông tại các đường vào khu di tích: Chùa Côn Sơn, Đền thờ Trần Nguyên Đán, Đền thờ Nguyễn Trãi, Ngũ Nhạc Linh từ trên núi Ngũ Nhạc và một số vị trí khác. Đồng thời, hướng dẫn khách mời, nhân dân tham quan thực hiện đúng các qui định của Ban Tổ chức Lễ hội, hỗ trợ, hướng dẫn các đoàn đại biểu, khách thăm quan vào chùa dâng hương. Bên cạnh đó, đội cũng tích cực tham gia phòng cháy chữa cháy, dịch bệnh, vệ sinh môi trường, phối hợp tuyên truyền, ngăn chặn các hoạt động mê tín, dị đoan; p hối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, dân phòng.... bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Theo Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hải Dương, xuất phát từ nhu cầu thực tế tại các lễ hội nhiều năm qua, việc triển khai hoạt động này trong dịp lễ hội năm nay hướng đến mục tiêu vừa góp phần hỗ trợ cho việc tổ chức lễ hội được bảo đảm tốt hơn, đồng thời góp phần tuyên truyền quảng bá các giá trị của khu di tích quốc gia Côn Sơn - Kiếp Bạc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân, lớp trẻ trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá dân tộc.
Anh Nguyễn Văn Hoàn, Phó Ban Thanh niên nông thôn-công nhân-đô thị Tỉnh đoàn Hải Dương cho biết: Trước khi diễn ra sự kiện, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã phối hợp với Thị đoàn Chí Linh tổ chức tập huấn cho các tình nguyện viên. Tỉnh đoàn hỗ trợ việc ăn ở, trang bị mũ, áo tình nguyện, trang thiết bị để tạo điều kiện cho đội tình nguyện hoạt động hiệu quả.
Các tình nguyện viên đều là những đoàn viên ưu tú được tuyển chọn từ trường Đại học Sao Đỏ, Đại học Hải Dương và đoàn viên, thanh niên ở Thị xã Chí Linh. Các bạn trẻ đều từng là thành viên của các đội xung kích về đảm bảo an toàn giao thông hoặc bảo vệ môi trường. Sinh viên Phan Thị Thanh Hiền (Đại học Hải Dương) là thành viên đội trực chốt sân đá phía Tây chùa Côn Sơn cho biết: "Em cảm thấy rất vinh dự được là một trong số 21 sinh viên của trường tham gia công tác tình nguyện tại lễ hội năm nay. Trước khi triển khai nhiệm vụ, em cũng đã được tỉnh đoàn tập huấn về kiến thức. Bản thân em còn tự đọc thêm nhiều tài liệu khác về di tích Côn Sơn Kiếp Bạc để hướng dẫn, tuyên truyền cho du khách về giá trị văn hóa, lịch sử của Côn Sơn - Kiếp Bạc khi du khách cần”. Tuy nhà em ở tận Cẩm Giàng, cách nơi diễn ra lễ hội hơn 50 cây số nhưng bố mẹ rất ủng hộ và còn động viên em tham gia hoạt động này, Hiền vui vẻ khoe.
Với các du khách, đây là một nét đẹp trong Lễ hội mùa xuân tại Côn Sơn – Kiếp Bạc năm nay. Trong dòng người đông đúc đến lễ hội vào ngày khai mạc, bà Đỗ Thị Đễ năm nay đã 75 tuổi, một người dân thường xuyên đến với chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc bày tỏ: "Vào dịp đầu năm, tôi thường đi lễ và vãn cảnh ở nhiều đền, chùa trong và ngoài tỉnh. Một số nơi tôi cũng thấy nhiều sinh viên, thanh niên tham gia hỗ trợ du khách đến lễ nhưng đây là lần đầu tiên, sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ du khách tại Lễ hội Côn Sơn- Kiếp Bạc. Thấy tôi mang vác đồ lễ cồng kềnh, các cháu còn nhiệt tình chạy đến xách hộ giúp tôi và còn trò chuyện rất vui làm tôi quên cả mệt mỏi đường xa”.
Không riêng bà Đễ, nhiều du khách đều nhìn nhận đội tình nguyện viên rất nhanh nhẹn, có thái độ phục vụ rất nhiệt tình, niềm nở. Có thể thấy đội tình nguyện trẻ đã góp phần không nhỏ làm sạch đẹp cảnh quan, tạo thuận lợi cho du khách tham quan các địa điểm. Có những tình huống đột xuất như va chạm, tai nạn, sự cố về sức khỏe... các tình nguyện viên đã có mặt kịp thời để hỗ trợ.
Việc lực lượng thanh niên, sinh viên tình nguyện xuất hiện tại Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc như một nét đẹp văn hóa đầu xuân. Những bóng áo xanh với chiếc cờ đỏ hướng dẫn giao thông, những khuôn mặt đẫm mỗ hôi nhưng vẫn giữ nụ cười tươi rói đã để lại trong lòng du khách thập phương đến với khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc không chỉ là sức trẻ thanh niên tình nguyện mà còn là nét đẹp về văn hóa ứng xử của người dân xứ Đông.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.