Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Mỗi người dân là một “kiểm lâm viên”
(10:22:03 AM 21/08/2012)Cùng quản lý, cùng hưởng lợi
Khu bảo tồn (KBT) loài và sinh cảnh Khau Ca, thuộc huyện Vị Xuyên và Bắc Mê (Hà Giang) có diện tích hơn 2.000ha được thành lập năm 2008 với nhiệm vụ bảo vệ loài voọc mũi hếch có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Khi mới thành lập, KBT gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ.
|
Không chỉ bảo vệ được môi trường sống của chính mình, người dân tham gia mô hình "đồng quản lý" còn được chi trả phí. việt tùng |
Nguyên nhân là do thói quen săn bắn và đời sống của người dân ở đây vẫn chủ yếu dựa vào rừng. Vì lẽ đó, việc xâm phạm KBT diễn ra hết sức phức tạp, nhất là nạn khai thác gỗ, tận thu lâm sản ngoài gỗ, đánh bắt động vật hoang dã…
Trước thực trạng này, lãnh đạo KBT đã chọn mô hình “đồng quản lý rừng đặc dụng” để bảo vệ sinh cảnh và loài voọc mũi hếch quý hiếm. Theo mô hình này, mỗi người dân sống xung quanh KBT sẽ trở thành một “kiểm lâm viên”, có nhiệm vụ tuần tra, phát hiện, tố cáo những ai vi phạm và họ sẽ được chi trả “phí” bảo vệ.
Sau gần 4 năm thành lập, đến nay KBT Khau Ca đã nâng số lượng cá thể voọc mũi hếch từ 70 con lên 100 con. Có được kết quả này là nhờ mô hình “đồng quản lý”, với sự tham gia của toàn thể người dân.
Ông Hoàng Văn Tuệ - Trưởng ban Quản lý KBT loài và sinh cảnh Khau Ca cho biết: “Ngoài việc phối hợp với chính quyền địa phương và toàn thể người dân tham gia bảo vệ, chúng tôi còn thành lập ra các đội tuần rừng, mỗi đội phụ trách một khu vực để thường xuyên tuần tra, kiểm soát rừng. Theo đó, đội trưởng sẽ hưởng lương khoảng 1,9 triệu đồng/tháng, các thành viên khoảng 1,7 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra người dân còn được hưởng 200.000 đồng/ha/năm”.
Cần nhân rộng mô hình
Thôn Hồng Minh, xã Tùng Bá nằm tiếp giáp với KBT loài và sinh cảnh Khau Ca, trước đây vì ít hiểu biết và do thói quen săn bắn của người dân, nên cũng đã có không ít con voọc mũi hếch bị bắn thịt. Tuy nhiên, vài năm gần đây được cán bộ KBT tuyên tuyền bằng văn bản, qua các cuộc họp dân, bằng hình ảnh in trên bìa lịch… người dân đã hiểu và rất nhiệt tình tham gia bảo vệ rừng, voọc và trở thành điển hình của mô hình “đồng quản lý”.
Ông Trương Ơn Viên – Trưởng thôn Hồng Minh cho hay: “Năm 2011, thôn nhận được 39,5 triệu đồng tiền phí từ mô hình “đồng quản lý rừng đặc dụng”, chúng tôi đã mua ngô giống để chia cho người dân. Tuy mỗi hộ chỉ được vài cân giống, nhưng bà con phấn khởi lắm, từ đó người dân đã không vào xâm phạm KBT nữa”.
Sau gần 4 năm thành lập, đến nay KBT Khau Ca đã nâng số lượng cá thể voọc mũi hếch từ 70 con lên 100 con. Có được kết quả này là nhờ mô hình “đồng quản lý rừng đặc dụng”, với sự tham gia của toàn thể người dân. Anh Đám Văn Khoan, ở thôn Hồng Tiến, xã Tùng Bá (Vị Xuyên), Tổ trưởng Tổ tuần rừng bảo vệ voọc cho biết: “Trước đây, khi chưa thành lập KBT, voọc là đối tượng thường xuyên bị săn bắn. Nhưng bây giờ, không những voọc không bị săn bắn nữa, là chúng còn khá thân thiện với khách vào tham quan, vì trong nhiều năm qua, chúng đã được bảo vệ rất tốt”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.