Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Khi động vật thống trị Thế giới
(15:43:21 PM 08/04/2014)Các chiến dịch của PETA luôn luôn bao gồm các tài liệu cho thấy những điều kiện tồi tệ mà con người đối xử với động vật mà chính mọi người không nhận ra. Đã có nhiều chiến dịch quảng bá sáng tạo mà PETA đã dùng trong nhiều năm qua: chiến dịch ăn chay, chiến dịch chống thử nghiệm trên động vật… và nổi bật trong đó là chiến dịch không mặc lông thú. PETA đã sử dụng chiến dịch này để thu hút được sự chú ý của mọi người trong việc giết động vật để lấy lông trong ngành công nghiệp thời trang và mục đích khác của PETA là thuyết phục các cửa hàng bán lẻ ngừng bán lông thú.
“If the world was ruled by animals”
Trong chiến dịch quảng cáo mang tên “If the world was ruled by animals”, PETA đã lột tả được chính xác sự hoảng sợ của các loài động vật khi bị giết để cung cấp lông, da thông qua chính hình ảnh của con người.
Hình ảnh cắt từ clip
Trong clip quảng cáo này, PETA đã gây được sự chú ý đối với công chúng khi vẽ ra một viễn cảnh hoàn toàn mới. Đó là khi “Thế giới bị thống trị bởi động vật” và con người trở thành đối tượng cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp thời trang.
Mở đầu đoạn quảng cáo kéo dài 2 phút này là khung hào nhoáng và náo nhiệt trong một show diễn thời trang, với những người mẫu và khán giả đều là những loài động vật. Những người mẫu này tự tin trình diễn catwalk với những bộ trang phục hết sức độc đáo và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ đông đảo khán giả khi buổi trình diễn kết thúc. Điều đáng nói ở đây là những thứ đằng sau cái khung cảnh hào nhoáng ấy. Âm nhạc lặng dần đi khi càng lui về sau phía hậu trường, một sự đối lập hoàn toàn với khung cảnh trước đó, một cảnh tượng đáng sợ với hàng loạt những bộ phận trên cơ thể con người, đặc biệt là da người đang được phơi trên giá dần xuất hiện, và kinh hoàng là khung cảnh căn hầm với những cái chuông nhốt con người trong đó. Đặc biệt, hình ảnh cô bé khuôn mặt vô cùng đau khổ và sợ hãi ở cuối clip cùng với thông điệp “ Every year, people kill millions of animal for fashion”, “Take off your fur, put on your humanity” đã gây ám ảnh không ít đối với người xem. Không khó để nhận ra rằng, trang phục mà những động vật kia khoác lên mình để trình diễn không gì khác được làm từ chính da của con người.
Thông điệp ý nghĩa
Lông và da động vật được coi là một trong những nguyên vật liệu quyền uy nhất của ngành công nghiệp thời trang. Không những có giá trị cao mà nó còn đem tới vẻ sang trọng, vương giả cho người mặc. Thật vậy, ít có nhà thiết kế có thể nỡ lòng bỏ qua “miếng bánh ngon” này để chinh phục, móc túi các quý bà, quý ông thượng lưu lắm tiền nhiều của, những người sẵn sàng chi bộn tới hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn đô la cho những trang phục lông, da thú xa xỉ, êm mượt như nhung. Đã từng có một thời, những fashionista sành điệu nhất sẽ chẳng ra đường vào mùa đông nếu không được khoác lên người ngồn ngộn những lớp lông thú được xử lý tinh xảo, thời thượng. Tuy nhiên, đứng sau sự ấm áp, êm mềm, ve vuốt da thịt của thứ lông thú tự nhiên hay vẻ đẹp tới mê lòng của da các loài bò sát chính là những cuộc thảm sát cực kỳ vô nhân đạo.
Để ngăn chặn thực trạng này, với đoạn quảng cáo chỉ kéo dài hơn 2 phút nhưng PETA đã truyền tải đi được những thông điệp vô cùng ý nghĩa của mình. Sẽ thế nào khi loài người bị đối xử như cái cách mà họ đối xử với động vật? Quảng cáo này đã tạo ra sức thuyết phục vô cùng lớn khi để con người cảm nhận được nỗi sợ hãi, đau đớn đến tột cùng của động vật khi bị lột da, lông nhằm tạo ra những sản phẩm thời trang. Và mọi sự đau đớn tột đỉnh mà những loài động vật phải chịu đựng trong các xưởng sơ chế đó đều chỉ để phục vụ một mục đích đơn giản, đó là tạo ra những bộ quần áo vô tri vô giác sang trọng. Chúng bị xiềng xích, đau đớn và vô cùng sợ hãi. Đó là cảm giác của những loài động vật bị giết hại mà con người có thể cảm nhận một cách chân thực và rõ ràng nhất khi xem đoạn quảng cáo này.
Hàng năm, theo thống kê của các tổ chức phi chính phủ về bảo tồn môi trường, có hàng triệu động vật hoang dã bị giết hại để nhằm cung cấp da, lông, sừng cho ngành công nghiệp thời trang. Lông thú nuôi tự nhiên được ưa chuộng một thì lông, da thú hoang dã phải được săn lùng gấp mười bởi tính chất “đẳng cấp”, hiếm, độc của mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến hàng nghìn loài động vật có tên trong sách đỏ đứng bên bờ tuyệt diệt và vô số loài quý hiếm đã bị tuyệt chủng. Cái chết thương tâm của chúng có thể chỉ bị đánh đổi để tạo nên những món đồ phù phiếm, kiêu sa có thể sẽ nằm lãng quên hàng thập kỷ trong tủ quần áo bệ vệ của những quý bà sành mốt chỉ sau một vài lần sử dụng.
Hố chôn tập thể sau vụ thảm sát lột da hàng ngàn con chồn
Đứng trước nguy cơ nhiều loài bị tuyệt chủng và động vật bị đối xử tàn tệ để phục vụ cho các hãng thời trang, cùng với chiến dịch này, PETA cũng tổ chức thêm nhiều chiến dịch ủng hộ việc không sử dụng lông thú như việc tẩy chay những nhà thiết kế hay các ngôi sao yêu chuộng chất liệu lông, da, sừng của động vật.
Biểu ngữ chống đối lại nữ tổng biên tập của tạp chí thời trang Vogue trên đường phố vì sở thích đắm mình trong quần áo lông thú tại mỗi sự kiện mà quý bà sành điệu này tham gia
Armani bị bêu xấu trên các áp phích của PETA
Tổ chức PETA đã khẳng định: ”Mặc trang phục làm từ lông hay sử dụng đồ da là bạn đang vô tình tắm máu của biết bao con thú vô tội và gián tiếp hủy hoại trái đất”. Ý kiến này đã nhận được rất nhiều sự đồng tình của người dân tại các nước Phương Tây khiến họ phải đối mặt với con số hơn 50 triệu động vật bị giết chỉ để phục vụ ngành công nghiệp thời trang. Nhiều fashionista đã phải giật mình ngoảnh lại xem mình đã và đang sở hữu bao nhiêu món đồ có quá khứ “bất hảo” như thế.
Kết
Rõ ràng là với những chiến dịch quảng cáo như thế này, có thể nói PETA đã phần nào thực hiện được mục đích của mình. Khoan nói đến việc nó có làm thay đổi ngay suy nghĩ của những người làm việc trong ngành thời trang về việc sử dụng lông thú hay không, nhưng không thể phủ nhận được 1 điều rằng, bất cứ ai xem đoạn quảng cáo này đều sẽ suy ngẫm về vấn đề này và ít nhiều thể hiện sự ủng hộ bằng cách tẩy chay những món hàng thời trang được làm từ da, lông thú… Và trong một tương lai không xa, PETA với những chiến dịch quảng cáo vô cùng ý nghĩa của mình có thể khiến con người nhận ra rằng: Chừng nào chúng ta còn yêu chuộng áo lông thú “xịn” hay túi xách da thật… thì nỗi đau của động vật sẽ còn kéo dài mãi và sẽ càng thêm nhiều loài biến mất khỏi hệ sinh thái trên trái đất này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.