Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Hãy giữ những gì còn sót lại!
(09:49:49 AM 11/03/2014) Vào một buổi sáng thứ Ba nắng nóng ngày 18 tháng Hai năm 2014, một đội ngũ bác sĩ thú y (gồm có bác sĩ Peter Rogers, bác sĩ Johan Marias và một nhóm trợ lý) đã họp nhóm ở HESC (Trung Tâm Cứu Trợ Động Vật Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng nằm ở phía Bắc Nam Phi) để kiểm tra lại tình hình của hai chú tê giác bị cưa sừng và để thay mới hai miếng kim loại bao phủ bên ngoài. Lion’s Den và Dingle Dell – hai nạn nhân của nạn săn bắt trái phép tê giác nhưng may mắn vẫn còn được sống, và những vị anh hùng này đang giúp chúng chữa trị để sống lại cuộc sống một lần nữa sau khi bị cắt mất sừng.
“Chúng tôi đều rất lo lắng để xem tình trạng của chú tê giác Lion’s Den và vết thương của chú tê giác Dingle Dell có được cải thiện kể từ lần kiểm tra trước.
Sau khi phải rượt đuổi, chúng tôi đã giữ được Lion’s Den. Chú tê giác lớn tuổi đã xông vào húc chúng tôi. Lớp trên cùng của miếng bao phủ của chú đã bị cọ xát, nhưng cũng không có thiệt hại đáng kể đến mọi người trong nhóm.”
Lion's Den được di chuyển đến nơi chữa trị
Việc lấy miếng kim loại cũ ra không hề dễ dàng
Chúng tôi rất vui vì tốc độ phục hồi của vết thương
Các bác sĩ thú y gặp khó khăn khi lấy ra những cây đinh giữ lại lớp kim loại, nhưng họ đã làm được và có thể quan sát được vết thương. Đã có sự xuất hiện của giòi ở phía trong, nhưng vết thương cho thấy có sự hồi phục nhất định kể từ lần kiểm tra sức khoẻ hơn 2 tuần rưỡi trước.
Chú tê giác được gây tê để không ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở sừng, và Lion’s Den đã được tiêm thêm thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh để chống vi khuẩn.
Thời tiết lúc bấy giờ càng nóng, mọi người rưới nước lên chú tê giác và lấy dù che nắng cho Lion's Den..
Gây mê vùng bên ngoài sừng cho chú tê giác
Vết thương được vệ sinh và khử trùng
Chú tê giác được tiêm thuốc
Mọi người dùng bàn chải và nước để chà rửa vết thương cho chú tê giác, bởi vì bên trong miếng bao phủ có nhiều chất dịch mủ cần được làm sạch thật kĩ. Sau đó, vết thương được rửa sạch với chất khử trùng F10. Bác sĩ Rogers cũng khử trùng những lỗ vít để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Chúng tôi cần nhiều người hỗ trợ khi di chuyển Lion's Den để đảm bảo cho máu được lưu thông
Nhân viên đang bôi thuốc mỡ Prenine vào vết thương của Lion's Den để giảm ngứa
Sau đó vết thương được quấn bông băng bảo vệ
Nhân viên đang gắn miếng kim loại vào vết thương
Các công đoạn băng bó vết thương đã hoàn thành
Sau các thao tác trên, một tấm lưới kim loại được đặt lên trên miếng bao phủ và được đóng chặt bằng đinh ốc và đinh tán để giữ cho Lion’s Den không bị trầy xước bởi lớp bao phủ bằng kim loại. Mọi người còn dùng keo silicone dán xung quanh các cạnh của miếng bao phủ để bảo đảm đất, nước hay giỏi không thể lọt vào bên trong.
Chúng tôi rất vui khi thấy Lion's Den bước đi
Sau khi được tiêm thuốc giảm tê, Lion’s Den nhanh chóng cảm nhận được chân của mình và bước đi.
Dingle Dell, chú tê giác nhỏ hơn, đang đi tới. Chú đi tìm nơi nằm nghỉ trong một bụi rậm và mọi thành viên phải dọn sạch các bụi cây xung quanh chú để bắt đầu kiểm tra miếng bao phủ của Dingle Dell.
Đến lượt Dingle Dell được chăm sóc
Vết thương của Dingle Dell đã lành miệng
Các bước được thực hiện nhanh chóng, vết thương đã được băng lại
Chúng tôi đều rất vui mừng trước tiến độ hồi phục vết thương của Dingle Dell. Vết thương của chú gần như đã kín lại. Đã xuất hiện giòi xung quanh các lỗ vít trên vết thương, nhưng nó không ảnh hưởng đến Dingle Dell. Lớp sừng mới đang phát triển bên trong vết thương.
Tất cả mọi thứ được hoàn thành rất tốt, Dingle Dell được tiêm thuốc giải tê và bắt đầu bước đi.
“Đó là cả một con đường dài, nhưng có vẻ như những chú tê giác của chúng tôi sẽ luôn sinh tồn một cách mạnh mẽ sau những thử thách khủng khiếp.“
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.