»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:11:51 PM (GMT+7)

Hành trình xanh

(08:56:17 AM 03/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Trong năm thứ 4 tham gia chiến dịch Giờ trái đất, hàng ngàn tình nguyện viên tại Việt Nam hướng tới mục tiêu thay đổi hành vi của mọi người, thông qua việc thực hiện hàng loạt sáng kiến đơn giản góp phần chống biến đổi khí hậu.

  • “Một lít mặt trời”
Hơn 12 giờ trưa, tại góc Cung Văn hóa Lao động (TPHCM), gần chục thành viên điều phối nhóm 350 vẫn còn thảo luận và đưa ra các ý tưởng, giải pháp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường cho chiến dịch Giờ trái đất năm 2012. “Năm ngoái, nhóm nhận được một số phản hồi từ hoạt động đốt nến nhân Giờ trái đất vì vô tình tạo ra thêm CO2. Rút kinh nghiệm, nhiều hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất năm 2012 sử dụng nguồn năng lượng mặt trời”, đại diện nhóm 350 chia sẻ. 


Các tình nguyện viên ra quân hưởng ứng Giờ trái đất năm 2012.

 

 

“Chỉ cần 1 chai bằng nhựa trong, đổ đầy nước tinh khiết kèm theo 10ml dung dịch hóa chất clorin, sao cho 1/3 chiếc chai ở phía trên mái nhà, phần còn lại ở phía dưới mái nhà, ánh sáng mặt trời sẽ được hội tụ, rồi khuếch tán 360 độ và tỏa sáng căn nhà. Ánh sáng được phát ra từ chai nước này lúc mặt trời chiếu sáng nhất có thể tương đương một bóng đèn 60W. Nếu vào các gian nhà thiếu ánh sáng trước đây cần có bóng điện hoặc đèn pin thì nay không cần dùng điện mà vẫn có ánh sáng”, Võ Thị Xuân Quyên, ĐH Ngoại thương TPHCM đưa thêm một ý tưởng đóng góp cho chương trình.
 
Thực tế là nhiều căn nhà của người dân ven kênh rạch tại quận 4, quận 8 phía trong đều rất tối và ẩm thấp nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện để bật điện ban ngày. Khi thực hiện công nghệ “một lít mặt trời” các gian phòng đầy đủ ánh sáng hơn, đồng thời góp phần thực hiện chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ. Chỉ mất khoảng 15 đến 20 phút chuẩn bị và 10.000 đồng sẽ mang lại hiệu quả cao. 

Nguyễn Thanh Phương (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP) nhận định: “Tôi nghĩ sự khác biệt căn bản trong việc chọn vấn đề thay đổi hành vi làm trọng tâm chính là điểm mới của chiến dịch năm nay. Những dự án như “20 giây cho trái đất” (kêu gọi tắt máy xe ở những điểm dừng đèn đỏ từ 20 giây trở lên), dự án “Nguồn sáng tương lai” (khuyến khích mọi người dùng đèn tiết kiệm điện bằng cách đến từng hộ dân đổi miễn phí bóng đèn dây tóc); toàn bộ hệ thống ánh sáng tại sự kiện chính và một số sự kiện bên lề sẽ từ năng lượng mặt trời”.
 
  • Một Giờ trái đất khác biệt
 
Giờ trái đất 2012 nhấn mạnh vào mục tiêu mang lại giải pháp thực tế cho vấn đề về năng lượng và nguyên liệu bền vững, góp phần vào mục tiêu giảm thải CO2 và nâng cao nhận thức người dân về hành động của mỗi cá nhân để đóng góp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. “Chủ đề về tre trong chiến dịch khuyến khích người dân trở lại dùng các vật dụng bằng tre vốn từng rất thông dụng thay cho đồ nhựa... đều nhắm tới mục tiêu thay đổi hành vi của người dân thông qua việc đưa ra những lựa chọn về các sản phẩm thân thiện môi trường”, Võ Thị Xuân Quyên (ĐH Ngoại thương TPHCM) cho biết thêm.
 
Bên cạnh đó, hoạt động năm nay kỳ vọng sẽ kéo gần Giờ trái đất và vấn đề biến đổi khí hậu một cách thân thiện nhất với học sinh THPT thông qua những buổi giao lưu tọa đàm cùng các nhà khoa học và các đại sứ thiện chí. Một số món quà sinh thái sẽ được đưa vào trường học như sổ tay từ giấy dó, ống đựng bút từ ống tre… 

Nguyễn Khánh Toàn, phụ trách truyền thông chương trình - chia sẻ: “Thành công của sự kiện Giờ trái đất không nằm ở con số điện năng tiết kiệm được hay số lượng bài đọc trên Internet mà ở tầm nhận thức được nâng cao của mọi người. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hành vi ứng xử với môi trường của mình, cộng đồng sẽ góp phần tạo nên sự khác biệt đối với môi trường sống của mình hiện nay khi môi trường sẽ xanh hơn, sạch hơn”.
 
Để tác động mạnh mẽ đến ý thức của cộng động, bản thân các thành viên thực hiện chiến dịch đều hy vọng, không chỉ trước và vào Giờ trái đất mà còn ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, từ TP đến nông thôn, những hoạt động như thế này cần được thực hiện một cách thường xuyên và quy mô hơn.

  Chiến dịch diễn ra từ ngày 15-2 đến 31-3, với điểm nhấn là chương trình Giờ trái đất diễn ra từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 31-3. Nhiều hoạt động được tổ chức lồng ghép với với mục tiêu nhấn mạnh vào giải pháp thực tế cho những nguồn năng lượng sạch, giảm phát thải CO2, nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu.

SƠN TRÀ (SGGP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hành trình xanh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI