Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Hành trình 4 năm "nhất bộ nhất bái " của nhà sư Thích Tâm Mẫn
(19:59:16 PM 19/11/2012)Do hành trình "
Đại Đức Thích Tâm Mẫn, tên tục là Lê Minh, sinh năm 1977, tại Quảng Nam. Xuất gia tu học tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn (TP.HCM) từ năm 2004. Thầy có ước mơ làm một sĩ quan quân đội, một giáo viên nhưng không thành công khi thi hai lần đại học vào hai ngành này đều trượt. Sau đó, thầy vào chùa Hoằng Pháp tập sự xuất gia năm 24 tuổi, xuống tóc năm 27 tuổi. Năm 32 tuổi, khi là một Đại Đức, thầy phát đại nguyện “
Hình ảnh về hành trình của nhà sư trong hơn 3 năm qua:
Sau khi được cấp giấy phép thực hiện đại nguyện của mình trong 6 năm, sáng mùng 2 Tết Kỷ Sửu (ngày 27/1/2009) với bốn câu kệ "Sám hối tội lỗi - Cầu nguyện hòa bình - Chí đạt quả Phật - Hóa độ chúng sanh", Đại Đức Thích Tâm Mẫn bắt đầu hành trình xuyên Việt dọc theo quốc lộ 1A, dài khoảng 1.800 km từ TP.HCM đến Yên Tử (Quảng Ninh), mỗi ngày dự kiến đi được khoảng 2 km, kéo dài khoảng 4 năm. |
Người bộ hành đặc biệt nhỏ bé, chân trần, khuôn mặt hiền và ánh mắt nghiêm nghị. Thầy gần như hoàn toàn tập trung vào việc hành lễ. Dù trên mặt đường nhựa rát bỏng qua thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) giữa cái nắng chang chang và khói bụi nghìn nghịt hay mưa xiên và cái lạnh thấu da thấu thịt trong đêm ở Nghệ An... gương mặt người tu hành vẫn thật bình thản với những động tác quỳ lạy khoan thai, trang nghiêm với câu niệm A Di Đà Phật đầy thành kính. Mỗi lần trước khi thực hiện việc lễ lạy “nhất bộ nhất bái”, Đại Đức Thích Tâm Mẫn đều đứng khoảng 2-3 phút nhắc lại lời phát nguyện của mình. Nhà sư hoàn toàn yên lặng, né tránh tiếp xúc đại chúng, kể cả giới Phật tử thân tín. Sau khi hết hành lễ trên đường, thị giả đi cùng nhà sư phóng xe chở nhà sư đi nhanh khỏi tầm mắt tò mò của đại chúng. Thông tin về chỗ nghỉ của nhà sư sau mỗi buổi hành lễ được giữ bí mật hoàn toàn và việc tiếp xúc với thầy dường như là không thể. |
3/1/2010, “thầy trò” Đại đức Thích Tâm Mẫn đặt chân tới địa phận tỉnh Phú Yên. |
1/9/2010, nhà sư “Nhất bộ nhất bái” đi tới địa phận tỉnh Quảng Ngãi, cách Hà Nội 888km. |
Đúng 1/1/2011, nhà sư “chinh phục” đèo Hải Vân. Ngày 27/4/2011, Đại đức Thích Tâm Mẫn đã đến TP Đông Hà, Quảng Trị. |
Hình ảnh được ghi lại vào 21/10/2011, lúc nhà sư và đoàn tháp tùng hành lễ trên địa phận tỉnh Hà Tĩnh. |
Ngày 27/11/2011, nhà sư đặt chân đến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. |
Trước đó, khi đoàn "nhất bộ nhất bái" đến địa phận tỉnh Quảng Bình, đây cũng là nơi ghi dấu, lần đầu tiên hình ảnh các thành viên trong đoàn tháp tùng “tung chưởng”, ném nón lá vào người dân hiếu kỳ đến xem nhà sư hành lễ bị ghi lại |
Hình ảnh này được ghi lại vào ngày 12/3/2011, khi nhà sư Thích Tâm Mẫn đến địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế. |
19/3, nhà sư đến địa phận tỉnh Thanh Hóa. |
Hình ảnh khá mờ nhạt này được ghi vào 18/5/2012, khi nhà sư đến địa phận thành phố Ninh Bình. |
26/6, đoàn “Nhất bộ nhất bái” đến địa phận Phủ Lý, Hà Nam. Tại đây, Đại đức Thích Tâm Mẫn đã tiến hành nghi lễ phóng sinh. |
Rạng sáng 19/7, nhà sư đi tới địa phận thủ đô Hà Nội. |
17/8, khi đi qua địa phận tỉnh Bắc Ninh, đoàn tháp tùng nhà sư Thích Tâm Mẫn đánh chảy máu đầu anh Đỗ Văn Cường (Liên Bão, Tiên Du, Bắc Ninh). Sự việc khiến nhiều người dân bức xúc và bất ngờ. |
Rạng sáng 14/9, anh Đỗ Đức Thanh ở Hữu Bằng, Ngọc Xá, Quế Võ, Bắc Ninh bị nhóm tháp tùng nhà sư “Nhất bộ nhất bái” đánh và quẳng xuống mương nước. |
Tháng 10/2012, đoàn “Nhất bộ nhất bái” hành lễ trên địa phận tỉnh Quảng Ninh, tỉnh cuối cùng trong hành trình vượt 1800km của Đại đức Thích Tâm Mẫn. |
Ngày 14/11, nhà sư chính thức bước chân tới địa phận Suối Tắm (Yên Tử). Chỉ một thời gian rất ngắn nữa, nhà sư sẽ đến chùa Yên Tử và kết thúc hành trình. Ngày 17/11, Đại đức Thích Tâm Mẫn đặt chân lên vùng đất thiêng Yên Tử, kết thúc hành trình "nhất bộ nhất bái" kéo dài 4 năm. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.