»

Thứ ba, 25/02/2025, 03:00:44 AM (GMT+7)

Giúp dân vùng cao lọc nước sạch Tin ảnh

(14:54:45 PM 13/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Bằng những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, nhóm tình nguyện Cỏ Ba Lá đã sáng tạo mô hình lọc nước sạch độc đáo và chuyển giao cho người dân miền núi.

Đưa kiến thức vào đời sống

 

Gần 2 năm nay, thành viên nhóm tình nguyện Cỏ Ba Lá kiên trì thử nghiệm dự án giúp người dân tại xã Pá Hu, H.Trạm Tấu, Yên Bái tiếp cận sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày. Trước khi triển khai dự án nước sạch, Cỏ Ba Lá từng có nhiều hoạt động tình nguyện giúp người dân địa phương ở xã miền núi này. Ngoài việc trông chờ vào nguồn nước mưa, người dân thường dùng tre, nứa làm máng dẫn nước từ các khe suối về nhà để ăn uống, sinh hoạt.

 Học[-]sinh[-]ở[-]Pá[-]Hu[-]học[-]cách[-]rửa[-]tay[-]với[-]xà[-]bông,[-]nước[-]sạch[-]trong[-]hoạt[-]động[-]ngoại[-]khóa[-]do[-]Cỏ[-]Ba[-]Lá[-]tổ[-]chức[-]
Học sinh ở Pá Hu học cách rửa tay với xà bông, nước sạch trong hoạt động ngoại khóa do 
Cỏ Ba Lá tổ chức - Ảnh: Hoàng Phan

 

Sau mỗi cơn mưa, nước suối đục ngầu, có cả phù sa và tạp chất. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên do Cỏ Ba Lá tiến hành cho thấy, chỉ 12/105 hộ gia đình có ý thức lọc nước phục vụ ăn uống. Nước suối ô nhiễm là tác nhân chính khiến tỷ lệ người dân mắc các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, da liễu tăng vọt khi vào mùa mưa lũ.

Mô hình lọc nước triển khai tại xã Pá Hu hiện có sự phối kết hợp, sử dụng thành quả nghiên cứu từ nhiều công trình khoa học khác nhau. Trên lý thuyết, mô hình vận dụng kết quả đề tài khoa học: Kiến thức thực hành về số yếu tố liên quan trong sử dụng nước sạch cho mục đích ăn uống, do Đào Thị Quỳnh Trang và nhóm sinh viên Trường ĐH Y tế cộng đồng thực hiện. Đề tài này đã được chứng nhận và được Bộ Y tế trao giải ba các công trình nghiên cứu khoa học do sinh viên theo học ngành y khoa năm 2011 thực hiện. Các vật liệu, phương pháp lọc nước đã có sự kiểm nghiệm, khuyến cáo từ nhiều công trình nghiên cứu khoa học do Trường ĐH Tài nguyên môi trường tiến hành.

Mô hình đơn giản, dễ làm

Theo thống kê của nhóm tình nguyện Cỏ Ba Lá, thí điểm mô hình từ tháng 7.2011 tại các trường tiểu học, trung học xen kẽ với dự án Nâng bước chân miền núi, giáo dục học sinh có thói quen rửa tay bằng xà phòng, toàn xã Pá Hua hiện có khoảng 20 hộ dân đăng ký tư vấn, lắp đặt hệ thống lọc nước sạch.

Mô hình lọc nước sạch dành cho người dân tại khu vực miền núi có thiết kế đơn giản và rất dễ làm, chỉ cần 2 chiếc thùng nhựa cỡ lớn. Thùng trên cùng được rải các lớp cát, than củi và đá cuội để cản giữ cặn bẩn, loại bỏ các chất sắt, asen có trong nước. Nước chảy qua hỗn hợp này tiếp tục được thẩm thấu qua màng lọc ngăn cách giữa hai thùng, tiếp tục lưu trữ lắng cặn ở phía dưới, trước khi chảy tràn qua bể trữ thứ ba. Qua tính toán, lượng nước thu hồi trong cùng đơn vị thời gian đạt hiệu suất khoảng 30% so với khối lượng nước dẫn vào bể lọc, hỗn hợp đặt trong bể lọc có thể dùng liên tục trong 6 tháng mới cần thay thế.

Chia sẻ khó khăn trong thời gian thí điểm dự án, trưởng nhóm điều hành Đào Thị Quỳnh Trang, cho biết thời gian đầu tiếp cận, phần lớn người dân không tin tưởng. Sau mỗi cơn mưa, tình nguyện viên trong nhóm chọn ra vài gia đình, làm thực nghiệm trực tiếp, rồi lấy xô nước sạch đặt cạnh xô nước đục ngầu dẫn từ suối về, thấy có sự chênh lệch về độ trong, màu nước người dân mới tin. “Ngoài đầu tư hệ thống thùng trữ nước, hỗn hợp đặt trong bể lọc gồm cát, đá cuội và than củi đều là nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Người dân hào hứng với dự án này bởi chi phí đầu tư hệ thống lọc nước chỉ tốn vài ba trăm nghìn”, Trang cho biết.

Mô hình lọc nước này từng nhận giải thưởng Chim én cho những dự án tình nguyện xuất sắc dành cho cộng đồng. Nhóm đã dùng toàn bộ số tiền thưởng để mua đồ dùng lọc nước tặng các điểm trường tại xã Pá Hu. Dự kiến trong 2 năm tới, Cỏ Ba Lá đặt mục tiêu vận động, hỗ trợ toàn bộ các hộ dân xã Pá Hu đầu tư hệ thống lọc nước và có thói quen sử dụng nước sạch trong ăn uống hằng ngày.

(Nguồn: Phan Hậu, Nguyễn Phương/TNO)
Từ khóa liên quan: Giúp dân, vùng cao, lọc, nước sạch
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giúp dân vùng cao lọc nước sạch

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI