Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Giải chạy Sông Hồng 2015 – Chạy vì tê giác
(23:31:16 PM 13/12/2015)
Các cá nhân tham gia giải “Chạy vì tê giác” trước vạch xuất phát
Sự kiện ý nghĩa này đã thu hút hơn 500 người Việt Nam và nước ngoài tham gia, góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về nạn thảm sát tê giác để lấy sừng nhằm phục vụ nhu cầu chữa bệnh và thể hiện đẳng cấp ở Việt Nam.
Sau thành công của giải “Chạy vì Động vật hoang dã” năm ngoái, ban tổ chức một lần nữa lựa chọn Khu đô thị Ciputra là địa điểm diễn ra giải “Chạy vì tê giác”. Sự kiện quy tụ các nhóm chạy là đại diện các Đại sứ quán tại Hà Nội như Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan và các đối tác doanh nghiệp của ENV như Khách sạn Sofitel Plaza Hanoi, Công ty Cổ phần Thương mại chuyển phát nhanh Nội Bài (NETCO) và Công ty Cổ phần Thể thao và Giải trí Club M. Đặc biệt, sự kiện còn vinh dự có sự hiện diện và ủng hộ của Đại sứ Anh – ngài Giles Lever, đại diện Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam cùng nhà văn Trang Hạ.
Sự kiện còn vinh dự có sự hiện diện và ủng hộ của Đại sứ Anh – ngài Giles Lever
Đại sứ Anh tại Việt Nam, ngài Giles Lever cho biết: “Chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Anh. Tại Việt Nam, chúng tôi đã và đang làm việc chặt chẽ với các cơ quan chính phủ và phi chính phủ để từng bước giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác cũng như các sản phẩm từ ĐVHD khác. Tôi cùng các đồng nghiệp ở Đại sứ quán Anh rất hào hứng được tham gia giải “Chạy vì tê giác” để thể hiện quyết tâm mạnh mẽ nhằm chấm dứt vấn nạn này.”
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng đã khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD tại Việt Nam ngày một gia tăng, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác. Mặc dù các nhà khoa học đã chứng minh thành phần chính cấu tạo nên sừng tê giác là keratin, giống thành phần cấu tạo của sừng trâu hay móng tay con người, tuy nhiên nhiều người Việt Nam vẫn mù quáng tin rằng sừng tê giác có khả năng chữa bệnh cũng như để thể hiện đẳng cấp cá nhân. Nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác đã dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng số lượng loài tê giác trên thế giới. Năm 2010, cá thể tê giác Java cuối cùng của Việt Nam bị giết hại, đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của loài tê giác tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, hàng ngàn cá thể tê giác tại Nam Phi đã bị thảm sát để lấy sừng.
Chú tê giác biểu tượng này đã trải qua chặng đường rất dài từ nước Anh tới Hà Nội để tham dự sự kiện "Giải chạy Sông Hồng 2015 – Chạy vì tê giác"
Bà Vũ Thị Quyên, Giám đốc ENV cho biết: “Việt Nam đang nỗ lực từng ngày để chấm dứt nạn buôn bán và tiêu thụ sừng tê giác trái phép. Chúng tôi hy vọng giải ‘Chạy vì tê giác’ năm nay sẽ chứng minh cho thế giới thấy quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo vệ các loài tê giác trên thế giới. Về phía ENV, chúng tôi sẽ tiếp tục những nỗ lực của mình trong cuộc chiến bảo vệ loài sinh vật quý hiếm này.”
Các cá nhân tham gia giải chạy đã tranh tài ở các cự ly 5km, 10km, 21km và đường chạy dành riêng cho trẻ em. Đặc biệt, đại diện của tổ chức Save the Rhino International (SRI) mặc trang phục tê giác đã trực tiếp chạy ở cự ly 5km nhằm truyền cảm hứng cho những người tham gia. Chú tê giác biểu tượng này đã trải qua chặng đường rất dài từ nước Anh tới Hà Nội để tham dự sự kiện.
“Chúng tôi rất tự hào được đồng hành cùng ENV trong sự kiện từ thiện vì tê giác lần đầu tiên được tổ chức ở Hà Nội. Các cá nhân tham gia không chỉ chạy vì sức khỏe của họ mà còn chạy vì tương lai của tê giác - loài động vật biểu tượng của thế giới trước nguy cơ tuyệt chủng.” Ông Jody O’Dea, Giám đốc tổ chức sự kiện chia sẻ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)