Cộng đồng » Tình nguyện xanh
“GFOC phiêu lưu kí” xuất hiện tại Củ Chi
(09:41:17 AM 12/04/2013)“GFOC phiêu lưu kí” xuất hiện tại Củ Chi ngày 13 và 14/4/2013
Ngày đầu tiên (13/04/2013) với tên gọi “Ngũ hành hội tụ”, các em sẽ được tìm hiểu những kiến thức về kim loại, động vật hoang dã, rác đại dương, biến đổi khí hậu, ô nhiễm đất với hình thức giảng dạy đa dạng và mới mẻ. Những vở kịch về cuộc gặp mặt của cậu bé GFOC với các bạn nhỏ (“Mèo máy Đaro”, “Thần rừng”,” Lăn Tăn”,” Múp Múp”…) trong chuyến hành trình của mình đến với các vùng đất mới cùng những trò chơi vận động“Kim loại giấu ở đâu?” , “Ai nhanh tay hơn?”, “Đi tìm ẩn số” hay “Đuổi hình bắt chữ”… sẽ giúp các em có được những hiểu biết bao quát về tình trạng môi trường hiện tại qua đó đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, những bài hát về cách trồng cây hay các cách trang trí lớp học bằng những vật dụng thân thiện với môi trường sẽ góp phần nâng cao ý thức về môi trường dành cho các em.
Hơn thế nữa, “Cuộc đua kì thú” trong ngày thứ hai (14/04/2013) sẽ khắc sâu kiến thức hơn cho các em học sinh. Trong ngày này, các em sẽ được chia thành 10 đội và nhiệm vụ của các đội sẽ là “du hành” qua tất cả các trạm trò chơi được bố trí trong khắp khu vực diễn ra chương trình và hoàn thành nhiệm vụ của mỗi trạm. Các anh chị hướng dẫn sẽ cùng các bé vượt qua bảy trạm bao gồm Trạm Mở đầu, 05 trạm chuyên môn tương ứng với 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và một trạm kết thúc với hoạt động trồng cây. Bên cạnh việc ôn lại những kiến thức đã được truyền tải trong 5 ngày, các em còn được thử sức mình trong những trò chơi mới lạ như “Lắng nghe đồng dao phát hiện kiến thức”, “Bé đoán hay bé đoán giỏi”, “Bịt mắt bắt sâu”, “Thổ địa xanh”… Thông qua đó các em sẽ được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, tư duy nhanh và phối hợp tốt các giác quan của cơ thể.
Bạn Trương Thị Thanh Nguyên – chủ nhiệm tổ chức GFOC chia sẻ: “GFOC lựa chọn việc tiếp tục triển khai chuỗi Ngũ hành tại một trường tiểu học ở huyện Củ Chi nhằm tiếp nối thành công của chương trình Ngũ hành “GFOC phiêu lưu kí” (từ ngày 1/11/2012 đến ngày 27/1/2013) tại trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, tp. Hồ Chí Minh), GFOC sẽ tiếp tục cuộc hành trình của mình để đến với các em nhỏ ở những nơi mà GFOC có thể thực hiện. Nội dung chương trình lần này được làm mới và bổ sung nhiều điểm thú vị hơn, cũng để tạo hứng thú cho các em học sinh và cả những người tham gia tổ chức chương trình”.
Tổ chức thanh niên Vì tương lai xanh của bé GFOC xây dựng nội dung dự án Ngũ hành “GFOC phiêu lưu kí” dựa trên mong muốn: xây dựng cho trẻ em những nhận thức khách quan về ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyện thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường sống của mình ngay từ khi các em còn bé; tạo cơ hội cho chính các bạn trẻ tham gia chương trình và trách nhiệm đóng góp cho xã hội của mình, đồng thời tự xậy dựng những nhận thức đúng đắn về vấn đề môi trường.
Tổ chức thanh niên Vì tương lai xanh của bé (Green Future Of Children – GFOC) là một tổ chức giáo dục môi trường cho trẻ em được thành lập vào ngày 15/02/2011 tại TpHCM, lấy khẩu hiệu “Paint the Green, Draw the Future – Tô màu xanh, vẽ tương lai” làm phương châm hành động. Các chương trình do GFOC tổ chức: Chuỗi ngày hội xanh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tình đồng bằng sông Cửu Long (16/04/2011 – 16/10/2011), chương trình du lịch xanh trải nghiệm “Beyond theBamboo” (26/02/2012), hưởng ứng ngày nước thế giới (22/03/2012 và 22/03/2013), Gala Tương lai xanh của bé “Tách! Tách! Cất chai” (03/06/2012), chuỗi Ngũ hành GFOC phiêu lưu kí (01/11/2012 – 30/04/2013)…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.