»

Thứ hai, 24/02/2025, 18:03:44 PM (GMT+7)

Dự án "Vì Môi Trường" giành giải nhất chiến dịch Rút Ngắn Khoảng Cách 2015

(21:14:30 PM 28/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Với tỉ lệ 51,18%, Dự án Vì Môi Trường do Tổ chức ECO Vietnam Group phối hợp cùng Đại học Hoa Sen đề xuất đã giành giải nhất của chiến dịch Rút Ngắn Khoảng Cách Vì Môi Trường năm 2015.

Dự[-]án[-]"Vì[-]Môi[-]Trường"[-]giành[-]giải[-]nhất[-]chiến[-]dịch[-]Rút[-]Ngắn[-]Khoảng[-]Cách[-]2015

Đại diện của ECO Vietnam Group  trình bày "mô hình biogas sẽ cải thiện đáng kể ảnh hưởng ô nhiễm môi trường và môi trường sống của người dân". Dự án nhận được sự đánh giá cao của giám khảo.


Dự án Công Viên Góc Phố của Tổ chức DCOH đạt giải Nhì với 29,75% bình chọn. Dự án Trại Khí Hậu của tổ chức CHANGE đạt giải Ba với 19,07% bình chọn.


Tổng số phiếu bầu trực tuyến: 636 phiếu. Tổng số phiếu bầu tại sự kiện: 327 phiếu. Kết quả tài trợ được quyết định theo tỷ lệ 20% phiếu bầu trực tuyến 80% phiếu bầu trực tiếp cho mỗi dự án tại sự kiện. Mức tài trợ lần lượt cho các giải Nhất, Nhì, Ba là 150 triệu VND, 100 triệu VND và 50 triệu VND.


Kết quả được công bố tại sự kiện Cộng đồng – Chung kết Rút Ngắn Khoảng Cách diễn ra vào ngày 26/9 tại sảnh D, trường ĐH KHXH&NV TPHCM (số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1).
   
Bắt đầu từ năm 2011, Quỹ RNKC kêu gọi cộng đồng địa phương tìm ra một vấn đề quan tâm chung muốn cùng giải quyết mỗi năm. Theo chủ đề được chọn, các tổ chức PLN địa phương sẽ lập đề xuất dự án. Chuyên gia và cư dân đô thị sẽ bình chọn ra những dự án tốt nhất. Nhà tài trợ (doanh nghiệp hoặc cá nhân) sẽ đóng góp tài chính, vật chất để 3 dự án xuất sắc nhất triển khai trên thực tế.

LIN sẽ điều phối nguồn quỹ và báo cáo tiến trình hoạt động của các dự án thông qua văn bản và mời nhà tài trợ đến thăm các dự án đã được nhận quỹ 1 năm sau đó. Các chủ đề RNKC đã thực hiện: Người Nhập Cư (2011), Phụ Nữ (2012), Trẻ Em (2013), Giáo Dục (2014), Môi Trường (2015).

TRẦN THU THẮM– Điều phối viên truyền thông LIN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự án "Vì Môi Trường" giành giải nhất chiến dịch Rút Ngắn Khoảng Cách 2015

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI