Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Đạp xe xuyên Việt
(15:20:14 PM 23/08/2012)Phá bỏ nhịp sống đơn điệu
“Mình muốn thoát khỏi sự tẻ nhạt của cuộc sống hiện tại” - bạn Nguyễn Sĩ Triều Châu (sinh năm 1986) giải thích về việc lên đường xuyên Việt vào ngày 18-8. Sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân tài năng (ĐH Bách khoa TP.HCM), Châu vào làm việc ở một số tập đoàn lớn. Đi làm, đi học rồi về nhà, đi ngủ... guồng xoay đơn điệu của cuộc sống khiến Châu thấy ngột ngạt. “Nhìn lại, tôi thấy mình chưa làm được điều gì đáng kể trong khi tuổi trẻ cứ vùn vụt trôi qua. Nghe tin người bạn thân sắp đạp xe xuyên Việt để kỷ niệm lễ Quốc khánh 2-9 tại lăng Bác, tôi quyết định tham gia cùng” - Châu nói. Nói là làm, Châu dành hai tuần luyện tập liên tục trước ngày đi.
|
Khác với Triều Châu, bạn N.Chương (du học sinh tại Mỹ) lại quyết định “một mình một ngựa” lên đường sau hai tháng chuẩn bị. “Sau sáu năm du học xa nhà, trong tôi tồn tại rất nhiều câu hỏi: Tôi hiểu gì về quê hương? Tại sao tôi luôn thấy cuộc sống đơn điệu?”. Là con nhà khá giả và từng được đi du lịch nhiều nơi, Chương vẫn muốn đạp xe xuyên quê hương để “thử lửa” bản thân.
Được truyền cảm hứng bởi câu chuyện về nghị lực phi thường của cô Kiều Thu, cựu nữ biệt động Sài Gòn từng đạp xe xuyên Việt nhiều lần dù bị ung thư, bạn Nguyễn Ngọc Hưng (sinh 1986) đã dốc hết sức hoàn thành chuyến đạp xe xuyên Việt một mình vào tháng 5-2012. Sau chuyến đi, Hưng “đắt sô” với vô số lời mời trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm xuyên Việt từ nhiều nhóm bạn trẻ. “Có đi, gặp và trò chuyện nhiều, tôi mới nhận ra đằng sau mỗi câu chuyện của họ - những người trẻ muốn chinh phục hành trình trên - là những tâm sự, thông điệp rất riêng mà chỉ người trẻ với nhau mới hiểu” - Hưng nói.
Nhiều thử thách
Tuy đã lên kế hoạch rèn luyện thể lực, chuẩn bị vật dụng cá nhân, lộ trình đi... Triều Châu vẫn gặp không ít khó khăn trong thực tế: bể bánh xe, mệt lả và kiệt sức vì thời tiết khắc nghiệt... “Kế hoạch phác thảo và thực tế diễn ra rất khác nhau, người đi phải luôn linh hoạt để tìm giải pháp phù hợp” - Châu khuyên. Bạn Phạm Hoàng An (sinh 1990, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) cũng cho biết trong chuyến đạp xe xuyên Việt vừa thực hiện vào cuối tháng 7 vừa rồi, việc thót tim trước những pha phóng nhanh vượt ẩu của cánh tài xế xe lớn, bị lạc mất đồ trên đường đi... diễn ra thường xuyên. Chính vì vậy mà việc kiếm người đồng hành và đọc kỹ chỉ dẫn từ người đi trước ở các trang web, theo nhiều bạn, là điều cần thiết.
Đối với N.Chương thì khó khăn lại nằm ở việc làm sao phân chia lộ trình hằng ngày phù hợp với thể trạng, và làm sao để không bị nản lòng mỗi khi rơi vào tình huống “đi hoài mà vẫn chưa tới”... “Những lúc như thế tôi lại tự nhắc mình nhớ về những cam kết đã tự hứa trước chuyến đi. Tôi cũng điện thoại cho bạn thân, lên Facebook... để nhận những lời động viên, lấy tinh thần đi tiếp” - Chương chia sẻ.
Một trong những vấn đề lớn mà hầu hết các bạn đạp xe xuyên Việt đều gặp phải là sự phản đối từ gia đình. “Phụ huynh nào cũng xót con khi thấy một lộ trình có vẻ dài và khắc nghiệt như vậy” - Triều Châu và Hoàng An nhìn nhận. Tuy vậy, bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng và giải thích hợp lý về ý nghĩa của chuyến đi, các bạn đã thuyết phục gia đình thành công.
|
Đi để học
Sau chuyến đi, N.Chương bị gia đình giận không nhìn mặt cả tuần lễ. “Tôi đã ngồi viết một lá thư để giải thích cặn kẽ những điều được và mất trong chuyến đi. May mắn là sau đó cha mẹ hiểu và thông cảm” - N.Chương nói. Trong thư, bạn cho biết đã học được cách tự xoay xở trong mọi hoàn cảnh, hiểu được rằng trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người tốt. Và theo bạn, có đi mới biết chuyến đạp xe xuyên Việt không phải là điều quá sức tưởng tượng như nhiều người đã nghĩ!
Hoàng An thì không giấu được hạnh phúc bởi ngày bạn hoàn thành chuyến đi cũng đúng dịp sinh nhật tuổi 22 và lãnh bằng tốt nghiệp đại học. “Sau này khi đi làm rồi lập gia đình, tôi nghĩ mình sẽ không còn cơ hội thực hiện những điều tương tự. Tôi không muốn về già phải ngồi nhớ lại quá khứ rồi thở dài, tiếc nuối” - bạn thẳng thắn chia sẻ.
Tuy không hoàn thành trọn vẹn hành trình xuyên Việt, anh Tomo Huynh (33 tuổi, người Mỹ gốc Việt) vẫn rất tự hào và cho rằng việc người trẻ đi phượt bằng xe đạp đã trở thành một hoạt động lành mạnh, đáng khuyến khích. Anh nhấn mạnh: “Có thể hoạt động này chưa được nhiều người Việt tham gia nhưng đó lại là hoạt động khá phổ biến ở nước ngoài. Người trẻ cần mạnh dạn đi để học từ thế giới ngoài kia, đừng chỉ học từ thế giới xung quanh bạn”.
Ngọc Hưng lại gọi đây là “hành trình kỳ diệu” bởi theo bạn: “Tôi đã làm được điều mà trước giờ bản thân vẫn không tin có thể làm được. Thông qua chuyến đi, tôi phần nào hiểu để có được một VN tươi đẹp hôm nay, các thế hệ trước đã vất vả gầy dựng đất nước như thế nào”.
“Tôi không mong đợi một điều gì lớn lao, chỉ muốn có một cột mốc đáng nhớ trong thời tuổi trẻ. Và tôi tin mình đang dần đạt được điều đó” - Triều Châu đúc kết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.