Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Chọn cách tiếp cận mới mẻ và sáng tạo để thu hút sự chú ý của giới trẻ
(13:19:57 PM 20/09/2014)>>Chiến dịch “Công dân Hành động vì Khí hậu”
>>Khi giới trẻ làm môi trường theo cách của mình
Chiến dịch năm nay chọn than đá là chủ đề chính, với mục tiêu thay đổi nhận thức và quan điểm của công chúng về các tác động tiêu cực của than đá lên sức khoẻ của môi trường và con người. Than đá là nhiên liệu gây ô nhiễm nhiều nhất trong các loại nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay một phần ba khí thải CO2 trên toàn cầu sinh ra từ việc đốt than. Đốt than để sản xuất điện ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí, sức khỏe con người và động vật hoang dã, đồng thời là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến biến đổi khí hậu. Ô nhiễm than đá gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho phổi, não, tim, dạ dày, thận và hệ miễn dịch.
Với mong muốn đưa các thông tin quan trọng này đến đông đảo người dân, ban tổ chức chiến dịch sẽ sử dụng một hình thức thể hiện sáng tạo, với việc tạo hình những “nhân tượng” màu đen, được thực hiện bởi nghệ thuật body painting (tạm dịch: vẽ nghệ thuật trên cơ thể), mang mặt nạ hơi độc, và thông điệp về than đá. Các tượng người này sẽ đứng ở những địa điểm công cộng trong thành phố để thu hút sự chú ý của người dân và khách du lịch. Mọi người sẽ được khuyến khích chụp ảnh với nhân tượng, đăng lên mạng xã hội kèm với hashtag (một chức năng phân loại bài viết của mạng xã hội). Tờ rơi với các thông tin về than đá cũng sẽ được phân phát cho những người tham gia.
Những tượng người sẽ được xuất hiện vào lúc 9 giờ sáng 21.09.14 tại điểm đầu tiên là công viên 30/4 (công viên Bệt, đối diện Highland Coffee) sau đó mỗi 30 phút sẽ lần lượt di chuyển qua các điểm Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Nhà hát Thành phố và Hồ con Rùa.
Với cách tiếp cận và hình thức truyền thông đầy sáng tạo, chiến dịch kì vọng sẽ thu hút được sự chú ý của khoảng 1000 bạn trẻ để cùng lan tỏa những thông điệp về than đá, những ảnh hưởng của nó cũng như mối liên quan đến biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường và xã hội khác. Qua đó, chiến dịch kỳ vọng gửi thông điệp tới Chính phủ Việt Nam đề xuất sửa đổi quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, nhằm chuyển đổi sang sử dụng các loại năng lượng tái tạo thay cho năng lượng từ than đá và các loại nhiên liệu hóa thạch khác, để đảm bảo phát triển bền vững cho đất nước.
“Công dân Hành động vì Khí hậu” là bước nối tiếp của chương trình Năng lượng Chuyển bước (Vietnam Power Shift) đã diễn ra năm 2013, và đây cũng được coi là bước khởi đầu cho chiến dịch dài hạn truyền thông về than đá của Phong trào 350.org Việt Nam cùng với một số tổ chức đối tác khác.
Chiến dịch “Công dân Hành động vì Khí hậu” nhận được sự bảo trợ của Trung tâm CHANGE cũng như sự hỗ trợ và đồng hành của một số đối tác như Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), Chiến dịch Redraw The Line tại Việt Nam, Mạng lưới các Nghệ sỹ Hành động vì Khí hậu (NAAC), đối tác truyền thông TinMoiTruong và được sự hưởng ứng của Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.