»

Thứ hai, 24/02/2025, 20:14:39 PM (GMT+7)

Chiến dịch “Chúng tôi không muốn sừng tê giác!”: 6.300 chữ ký trong tuần đầu phát động Tin ảnh

(12:56:03 PM 12/03/2017)
(Tin Môi Trường) - Hoạt động ký tên do tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Born Free khởi xướng, nhằm phản đối dự thảo luật cho phép buôn bán sừng tê giác nội địa của Chính phủ Nam Phi đã và đang được đón nhận và hưởng ứng vô cùng tích cực.


Chiến[-]dịch[-]“Chúng[-]tôi[-]không[-]muốn[-]sừng[-]tê[-]giác!”:[-]6.300[-]chữ[-]ký[-]trong[-]tuần[-]đầu[-]phát[-]động[-]

 
 
Ngay khi thông tin này được công bố, một làn sóng phản đối đã được dấy lên trong giới bảo tồn và những người yêu quý động vật hoang dã. Đồng hành cùng nhiều tổ chức như Humane Society International, Save the Rhino International, International Rhino Foundation, The Species Survival Network (SSN)…, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) và tổ chức Born Free đã ngay lập tức hưởng ứng bằng việc tạo ra đường link ký tên phản đối dự thảo  http://bit.ly/wedontwantyourrhinohorn và khuyến khích mọi người tham gia. Chỉ với các bước điền thông tin đơn giản, mỗi người đã có thể đóng góp tiếng nói của mình trong chiến dịch này.
 
Chiến[-]dịch[-]“Chúng[-]tôi[-]không[-]muốn[-]sừng[-]tê[-]giác!”:[-]6.300[-]chữ[-]ký[-]trong[-]tuần[-]đầu[-]phát[-]động[-]
 
Sau 1 tuần phát động, chiến dịch mang tên “We don’t want your rhino horn” này đã và đang thu hút được đông đảo các tầng lớp tham gia, với hơn 6,300 chữ ký.
 
Trên trang  cá nhân của mình, MC Phan Anh chia sẻ: “Dù biết rằng ngay xung quanh chúng ta, ở chính đất nước chúng ta còn có quá nhiều việc cần phải quan tâm, lên tiếng, nhưng tôi vẫn mong các bạn có thể dành đôi phút để bày tỏ thái độ của mình với vấn đề bảo vệ tê giác, bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng, bảo vệ sự cân bằng tự nhiên của trái đất bằng cách ký vào bức thư đề nghị chính phủ Nam Phi bác bỏ dự thảo hợp thức hoá việc buôn bán sừng tê giác. […] Hành động này chứng minh việc Việt Nam bị mang tiếng là nguyên nhân gây ra việc sát hại dã man tê giác để lấy sừng chỉ ở một bộ phận nhỏ những người thiếu hiểu biết!...”
 
Chiến[-]dịch[-]“Chúng[-]tôi[-]không[-]muốn[-]sừng[-]tê[-]giác!”:[-]6.300[-]chữ[-]ký[-]trong[-]tuần[-]đầu[-]phát[-]động[-]
 
Lời kêu gọi của Diva Hồng Nhung, nghệ sĩ Thanh Bùi, MC Phan Anh, Á hậu Huyền My, ca sĩ Đoan Trang, BTV Hoài Anh, hotboy Rocker Nguyễn cũng đã thu hút hàng trăm lượt Like, Share.
 
Thêm vào đó, mạng lưới tình nguyện viên (TNV) bảo vệ động vật hoang dã của ENV tại 15 tỉnh thành lớn cũng là lực lượng nòng cốt trong chiến dịch. Nhiều hoạt động kêu gọi ký tên tại các trường đại học, khu ký túc xá, khu dân cư  đang được triển khai tại các địa phương. Tại Hà Nội, hàng ngàn sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp, Đại học Thủy lợi đã nhiệt tình hưởng ứng chiến dịch. Được truyền cảm hứng từ các bạn trẻ, số lượng người tham gia chiến dịch vẫn đang tăng lên không ngừng.  
 
Chiến[-]dịch[-]“Chúng[-]tôi[-]không[-]muốn[-]sừng[-]tê[-]giác!”:[-]6.300[-]chữ[-]ký[-]trong[-]tuần[-]đầu[-]phát[-]động[-]
 
Sự góp sức của mọi tầng lớp nhân dân đã và đang đưa chiến dịch “We don’t want your rhino horn” lan tỏa rộng hơn trong cộng đồng. Những kết quả thu được trong bước đầu của chiến dịch tại Việt Nam đã được tổ chức Born Free gửi tới Bộ Các vấn đề về Môi trường Nam Phi (Department of Environmental Affairs - DEA). Mặc dù, trong một thông báo mới đây của DEA, số lượng tê giác bị giết hại tại quốc gia này đã giảm hơn 10% so với năm ngoái, việc hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác sẽ hủy hoại những thành công ban đầu này, và có thể số tê giác bị giết hại mỗi ngày sẽ không ngừng tăng lên. Chiến dịch cần hơn nữa sự chung tay của cộng đồng để đảm bảo tương lai cho loài tê giác và củng cố hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
 
Chiến[-]dịch[-]“Chúng[-]tôi[-]không[-]muốn[-]sừng[-]tê[-]giác!”:[-]6.300[-]chữ[-]ký[-]trong[-]tuần[-]đầu[-]phát[-]động[-]
 Hoạt động ký tên do tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Born Free khởi xướng, nhằm phản đối dự thảo luật cho phép buôn bán sừng tê giác nội địa của Chính phủ Nam Phi đã và đang được đón nhận và hưởng ứng vô cùng tích cực.
PHƯƠNG MAI
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chiến dịch “Chúng tôi không muốn sừng tê giác!”: 6.300 chữ ký trong tuần đầu phát động

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI