Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Bình Thuận: Ra quân gia cố kè biển chắn sóng, chống xâm thực
(11:02:14 AM 27/03/2014)Ảnh minh hoạ: IE
Ngay từ 4 giờ ngày 27/3, tranh thủ lúc thủy triều rút, hơn 100 đoàn viên thanh niên đã khẩn trương đóng cọc gỗ, xúc 5000 bao cát để làm kè, gia cố hơn 500m bờ biển đã bị sạt lở để cản sóng đập mạnh. Lực lượng đoàn viên thanh niên cũng tiến hành phủ nilon ở các khu vực xung yếu, có nguy cơ tiếp tục bị sóng biển phá hủy; giúp các gia đình di chuyển tài sản, xây dựng nhà tạm ở nơi an toàn nhằm ổn định cuộc sống và hạn chế thấp nhất những thiệt hại do triều cường gây ra.
Ông Nguyễn Hoàng Sơn Long, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết cho biết: Đêm 26/3, liên tiếp những đợt sóng to kèm theo gió mạnh liên tục đánh vào khu vực biển tại đây làm sạt lở, sụp đổ hàng nghìn m3 đất, cây cối và đánh sập 3 ngôi nhà. Từ đầu năm 2014 đến nay đã có 26 căn nhà bị sóng biển đánh sập và 20 căn nhà bị hư hỏng.
Ngay sau khi hiện tượng sạt lở xảy ra, thành phố Phan Thiết, xã Tiến Thành đã huy động lực lượng hỗ trợ bao, bạt, cọc để gia cố tại một số điểm xung yếu và giúp người dân di chuyển đồ đạc đến nơi an toàn. Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết cũng đã hỗ trợ mỗi hộ có nhà bị thiệt hại 2 triệu đồng để khắc phục khó khăn ban đầu.
Trước đây tại thôn Tiến Đức chưa có tình trạng biển xâm thực nhưng từ sau khi xây dựng kè biển phường Đức Long, thành phố Phan Thiết, sóng biển đánh mạnh vào khu vực này gây sạt lở nghiêm trọng. Cứ vào mùa gió bấc hàng năm, từ khoảng tháng 8 đến tháng 3 âm lịch, những người dân sống ven biển ở đây lại phải gánh chịu những thiệt hại do tình trạng biển xâm thực. Từ năm 2011 đến nay tình trạng biển xâm thực đã làm sập hoàn toàn 73 căn nhà, ảnh hưởng đời sống của gần 300 nhân khẩu của thôn Tiến Đức.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.