»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:51:33 AM (GMT+7)

Bảo tồn biển tại đảo Hòn Cau: “Giữ xanh biển đảo – Nắm chắc chủ quyền”

(09:03:54 AM 13/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển đảo của thanh niên Việt Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, Trung tâm bảo tồn biển Hòn Cau (Cù Lao Câu) phối hợp cùng Công ty TNHH Tổ Chức Sự Kiện Du Lịch Anh tổ chức chương trình “Tình nguyện viên tham gia vệ sinh môi trường – Bảo tồn biển” tại đảo Hòn Cau, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình thuận với chủ đề “Giữ xanh biển đảo – Nắm chắc chủ quyền” lần 2 năm 2016, vào hai ngày 14 và 15/5.

Bảo[-]tồn[-]biển[-]tại[-]đảo[-]Hòn[-]Cau:[-]“Giữ[-]xanh[-]biển[-]đảo[-]–[-]Nắm[-]chắc[-]chủ[-]quyền”

Cù Lao Câu hay còn được gọi là Hòn Cau là một trong hai khu bảo tồn biển của Bình Thuận, cách Phan Thiết khoảng 110km -Ảnh: TL

 

Tiềm năng của biển Hòn Cau

 

Hòn Cau hay còn gọi là Cù lao Câu đã được các tổ chức quốc tế và Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận khu bảo tồn biển năm 2010 và là một trong 6 khu bảo tồn biển được thành lập tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.
 
Hòn Cau được các nhà khoa học nghiên cứu Quốc Tế và Việt Nam đánh giá là vùng biển có các rạn san hô còn giữ được độ bao phủ cao, trên 225 loài san hô đã được xác định, trong đó có nhiều loài chỉ có ở vùng biển Hòn Cau. Đây cũng là nơi có rùa biển đẻ và đặc biệt là loài trai tai tượng khổng lồ phân bố khắp khu vực này. 
 
Ngoài ra, khu vực Hòn Cau còn có rất nhiều các loài cá cảnh biển hiếm có. Các rạn san hô ở Hòn Cau hầu như chưa bị tác động và có độ che phủ đến khoảng 43%. Đây là vùng có tính đa dạng sinh học cao nhất về khu hệ san hô mềm tại Việt Nam với khoảng hơn 65 chi trong đó có Acropora, Montipora, Porites, Faviavà Goniopora. Ngoài ra, ở đây còn có những diện tích lớn cỏ biển .
 
Biển Hòn Cau sở hữu vùng nước biển ấm và trong xanh, có thể nhìn thấy qua kính lặn toàn bộ đấy biển với nhiều loài sinh vật biển đa dạng với độ sâu trên 10 mét . 
 
Thực trạng của đảo và kế hoạch chương trình
 
Hiện nay, lượng du khách đến tham quan đảo ngày càng đông nên trên đảo và vùng biển ven đảo có rất nhiều rác thải như: Bao ni lông, chai nhựa...   do khách vui chơi để lại gây ô nhiểm môi trường biển và gây huy hại đến các loài sinh vật biển. Trong đó, bao ni lông khiến rùa biển tưởng sứa nên ăn vào sẽ bị chết; chai nhựa không phân hủy trùm lên các rạng san hô làm san hô không phát triển, gây ô nhiễm khiến các rạng san hô bị chết đi.
 
Được biết, Rùa biển đang tìm đến các bãi cát tại đảo Hòn Cau để đẻ trứng và sinh sản ngày càng nhiều, hiện Ban Quản lý Hòn Cau phối hợp cùng cơ quan nghề cá và động vật hoang dã Hoa Kỳ U.S.FWS thả rùa con về biển. 
 
Nhằm giữ gìn vệ sinh Hòn Cau, bảo vệ các đàn rùa con đang phát triển và cảnh quang biển ngày càng đẹp, trung tâm bảo tồn biển Hòn Cau phối hợp cùng Công ty TNHH Tổ Chức Sự Kiện Du Lịch Anh tổ chức chương trình “Tình nguyện viên tham gia vệ sinh môi trường – Bảo tồn biển” trong hai ngày 14 – 15/5 với các hoạt động thiết thực như: Treo băng rôn kêu gọi bảo tồn môi trường biển tại khu vực quanh huyện Tuy Phong và khu vực Cảng; Tập trung - Kết hợp với thanh niên địa phương – Bộ đội biên phòng lên tàu ra đảo, đến đảo tập trung ổn định đội hình làm lễ chào cờ và hát quốc ca Việt Nam tại đồn biên phòng trên đảo – Giới thiệu ý nghĩa của việc bảo tồn môi trường biển; chia các đội ra các khu vực được phân công để dọn vệ sinh và tập kết rác thải phân loại, đốt bỏ còn chai thuỷ tinh sẽ dùng tàu mang vào đất liền... 
 
Thông qua chương trình, giúp người dân nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị và tầm quan trọng của việc bảo tồn môi trường biển, tăng cường năng lực bảo vệ và bảo tồn cho các lực lượng chuyên trách và cộng đồng. Từ đó, nâng cao tinh thần gìn giữ sạch và xanh biển đảo vùng đất của quê hương, khẳng định vững chắc chủ quyền của Việt Nam đối với các hải đảo xa xôi. 
  
Hình ảnh các tình nguyện viên dọn rác trên đảo năm 2014:
 
 
Bảo[-]tồn[-]biển[-]tại[-]đảo[-]Hòn[-]Cau:[-]“Giữ[-]xanh[-]biển[-]đảo[-]–[-]Nắm[-]chắc[-]chủ[-]quyền”
Tình nguyện viên chào cờ trên đảo.
Bảo[-]tồn[-]biển[-]tại[-]đảo[-]Hòn[-]Cau:[-]“Giữ[-]xanh[-]biển[-]đảo[-]–[-]Nắm[-]chắc[-]chủ[-]quyền”
 
Bảo[-]tồn[-]biển[-]tại[-]đảo[-]Hòn[-]Cau:[-]“Giữ[-]xanh[-]biển[-]đảo[-]–[-]Nắm[-]chắc[-]chủ[-]quyền”
 
Bảo[-]tồn[-]biển[-]tại[-]đảo[-]Hòn[-]Cau:[-]“Giữ[-]xanh[-]biển[-]đảo[-]–[-]Nắm[-]chắc[-]chủ[-]quyền”
Các tình nguyện viên dọn rác trên đảo.-Ảnh: Tư liệu năm 2014

Được biết, chương trình “Tình nguyện viên tham gia vệ sinh môi trường – Bảo tồn biển” tại đảo Hòn Cau lần thứ nhất được diễn ra vào năm 2014. Đến với chương trình, đoàn tình nguyện đã có cơ hội giao lưu, trải nghiệm, tìm hiểu đời sống của các chiến sĩ biên phòng tại đảo giúp gắn chặt mối tình đoàn kết giữa các thành viên trong đoàn và các anh chiến sĩ.

TRÚC HƯƠNG (Huongnnt@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo tồn biển tại đảo Hòn Cau: “Giữ xanh biển đảo – Nắm chắc chủ quyền”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI