»

Chủ nhật, 23/02/2025, 16:47:07 PM (GMT+7)

Ấm lòng đĩa cơm rẻ hơn que kem

(09:01:03 AM 23/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Khoảng 200 người xếp hàng trước quán ăn mở cửa trưa 22/10 ở phố núi Đà Lạt, mỗi người cầm trên tay 2.000 đồng để trả cho đĩa cơm vừa mua. Trong số thực khách có sinh viên, em bé bán vé số, cụ già, người khuyết tật...

Lần đầu tiên có một quán cơm giá rẻ dành cho người nghèo, có thu nhập thấp, sinh viên ở Đà Lạt chính thức mở cửa đón khách trưa qua. Quán ở trên đường Nguyễn Công Trứ, gần khu vực ngã 5 đại học Đà Lạt nơi có rất nhiều nhà trọ sinh viên. Quán cơm do các thành viên trong nhóm từ thiện “Người tôi cưu mang” (ở TP HCM) cùng đóng góp kinh phí và kêu gọi tài trợ để hoạt động.

 

Chỉ với 2.000 đồng, thực khách được phục vụ một suất cơm ăn no bụng mà đầy đủ dinh dưỡng. Bữa cơm với 3 món (xào, mặn, canh) và trái cây, cơm, canh thêm miễn phí. Quán chỉ mở cửa buổi trưa (từ 11h đến 13h) các ngày 3, 5, 7 trong tuần.

Đĩa[-]cơm[-]giá[-]2.000[-]đồng[-]trong[-]thời[-]buổi[-]giá[-]cả[-]leo[-]thang,[-]đối[-]với[-]người[-]nghèo[-]thực[-]sự[-]có[-]giá[-]trị[-]lớn.[-]Ảnh:[-]Lưu[-]Quỳnh
Đĩa cơm giá 2.000 đồng trong thời buổi giá cả leo thang, đối với người nghèo thực sự có ý nghĩa lớn. Ảnh: Lưu Quỳnh

 

Nguyễn Ngọc Hải, sinh viên trường Đại học Đà Lạt, đang chờ đến lượt mua cơm, cho biết: “Quán giá rẻ hơn que kem thế này rất có ý nghĩa đối với sinh viên, trong khi giá cả các mặt hàng, tiền nhà trọ, tiền nước... đều tăng. Từ nay em có thể tiết kiệm được một khoản phí ăn uống để tiếp tục theo học đại học. Ăn cơm ở đây rất ngon và rẻ”.

 

Mới chỉ ngày đầu tiên mở quán nhưng có rất nhiều người tìm đến. “Em ăn có no bụng không, nếu đói thì đến quầy thức ăn lấy thêm cơm nhé, ăn cho no mới có sức mà học”, một nhân viên phục vụ tươi cười nói với khách.

 

Ông Nguyễn Hồng Ánh, người quản lý quán cơm cho biết, giá mỗi suất cơm 2.000 đồng có ý nghĩa tượng trưng, để người ăn không bị mặc cảm nhận từ thiện. “Trong thời gian đầu mỗi buổi chúng tôi cung cấp 200 suất cơm nhưng sẽ tăng lên ba, bốn trăm suất nếu lượng khách tới quán tăng", ông Ánh nói.

Lưu Quỳnh (Vnexpress)
Từ khóa liên quan: ấm lòng, đĩa cơm, rẻ hơn, que kem
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ấm lòng đĩa cơm rẻ hơn que kem

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI