Cộng đồng » Tình nguyện xanh
26 nghệ sỹ đồng loạt cắn móng tay kêu gọi bảo vệ tê giác
(15:14:19 PM 04/01/2016)Ca sĩ Ong Cao Thăng
Với hình ảnh chủ đạo là hành động cắn móng tay được thể hiện một cách tinh tế, giàu tính nghệ thuật, bộ ảnh nhằm châm biến những người sử dụng sừng tê giác và nhấn mạnh thông điệp "Bỏ ra hàng trăm triệu để mua mẩu sừng tê giác giống móng tay? Thật ấu trĩ!" dựa trên các nghiên cứu khoa học cho thấy sừng tê giác chỉ có cấu tạo chủ yếu từ keratin, hoàn toàn giống móng tay.
Với sự đa dạng trong lĩnh vực trải dài từ ca sĩ, siêu mẫu, diễn viên cho đến nhà báo và nhiếp ảnh gia, danh sách chính thức 26 nghệ sỹ tham gia chiến dịch bao gồm: Ca sĩ Thu Minh - MC/ Diễn viên Trấn Thành - Ca sĩ Đông Nhi - Ca sĩ Ông Cao Thắng - Ca sĩ Phạm Anh Khoa - Siêu mẫu Hà Anh - Ca sĩ Hoàng Thùy Linh - Siêu mẫu Vĩnh Thụy - Siêu mẫu Phương Mai - Ca sĩ Tiên Tiên - Ca sĩ Trọng Hiếu Idol - Ca sĩ Hồ Trung Dũng - Ca sĩ Nguyễn Đình Thanh Tâm - Ca sĩ Trần Vũ Hà My - Ca sĩ Mai Khôi - Ca sĩ Hà Okio - Rapper Tiến Đạt - Ca sĩ Thùy Linh - Ca sĩ Hải Yến - MC Quỳnh Hoa - MC Anh Quân - MC Nguyệt Ánh - Nhà báo Trác Thuý Miêu - Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam - Nhiếp ảnh gia Na Sơn và Ca sĩ nhí Phương Mỹ Chi.
Bên cạnh chiến dịch tại Việt Nam, “Những kẻ cắn móng tay” cũng được thực hiện trên thế giới với tên tiếng Anh là Nail Biters, giữ nguyên hình ảnh chủ đạo và thông điệp cùng sự tham gia của các đại sứ, siêu sao hàng đầu làng giải trí như Ngài Richard Branson, diễn viên Maggie Q, diễn viên Lý Băng Băng, diễn viên - ca sĩ Trần Khôn,...
MC Nguyệt Ánh
Mỗi nghệ sỹ là một tiếng nói, một hình ảnh lan tỏa thông điệp đến những người hâm mộ, người thân, bạn bè của họ và nhất là đến đông đảo công chúng. “Trách nhiệm của một người nghệ sỹ là phải dùng sức ảnh hưởng của mình để truyền tải những thông điệp đúng đắn đến với xã hội, nhất là với những vấn đề đang nguy cấp như sự tuyệt chủng của tê giác.” - Ca sĩ Đông Nhi, một trong những nghệ sỹ rất tích cực với các hoạt động về tê giác gần đây, chia sẻ về lí do tham gia bộ ảnh. Cô cũng cho biết thêm: “Đông Nhi không tin tưởng công dụng của sừng tê giác vì biết nó chỉ có cấu tạo giống như móng tay nên mong muốn mọi người sẽ cùng Nhi lan tỏa thông điệp này”.
Cũng thông qua bộ ảnh này, chiến dịch gửi lời kêu gọi các bạn trẻ tham gia “Thử thách cắn móng tay cùng sao Việt”. Cuộc thi khuyến khích người tham gia chụp một tấm ảnh bất kì với hành động cắn móng tay một cách sáng tạo và đăng tải lên trang mạng xã hội của mình với các từ khóa #canmongtay, #sungtegiongmongtay, #nailbiters và tag trang mạng xã hội Facebook của WildAid Việt Nam nhằm lan tỏa thông điệp của chiến dịch và kêu gọi người thân và bạn bè của mình cùng tham gia.
Ngoài bộ ảnh kể trên, chiến dịch “Những kẻ cắn móng tay” còn thực hiện hàng loạt các hoạt động tương tác với các bạn sinh viên tại các trường đại học bao gồm: Đại học FPT, đại học Hoa Sen, đại học Khoa học Tự Nhiên, đại học Quốc tế, đại học Tài nguyên và Môi trường, đại học Tôn Đức Thắng,...trong khoảng thời gian từ ngày 5/1 – 18/1 và tương tác với nhân viên các doanh nghiệp là đối tác của chiến dịch như Chicilon Media, Galaxy, YAN, POPS, Baskin Robbins,...
Chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” thuộc chương trình “Không có người mua, không còn kẻ giết” được phối hợp thực hiện bởi Tổ chức WildAid, African Wildlife Foundation (Quỹ Hoang dã Phi Châu) và CHANGE. Chiến lược của chương trình này là tăng cường nhận thức về vấn đề sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã của người dân thông qua truyền thông. Tin Môi Trường (tinmoitruong.com.vn) là đơn vị cam kết bảo trợ truyền thông cho chiến dịch.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.