Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Thực hư nước hoa "ngửi là trao thân"
(23:02:18 PM 25/11/2013)Không chỉ một số bạn trai muốn thử dùng để có cảm giác “nhiều hơn, lâu hơn” mà một số bạn gái cũng bày tỏ mối lo của mình trên Facebook khi sợ hít phải loại nước hoa này sẽ không tự chủ được, tình nguyện trao thân cho người lạ.
Nước hoa kích dục rao bán trên mạng. Ảnh: T.V
Các loại nước hoa được rao là có khả năng kích thích ham muốn tình dục này đang bán khá rầm rộ trên Internet và tại một số tiệm chuyên bán đồ dùng hỗ trợ quan hệ tình dục, với giá 800.000 đến 1,5 triệu đồng.
Thông tin trên sản phẩm cho biết thành phần chính của nước hoa là nhóm chất alkyl nitrites (amyl nitrite, butyl nitrite, isobutyl nitrite…), ở dạng chất lỏng nén trong chai nhỏ 10 ml. Theo quảng cáo, tác dụng của nước hoa rất nhanh, khi đã mở nắp, chỉ vài giây hoặc 2-3 phút ngửi sẽ có cảm giác nôn nao, kích thích nhu cầu quan hệ tình dục mãnh liệt.
Bác sĩ Nguyễn Thành Như, ủy viên ban chấp hành Hội Y học giới tính châu Á - Thái Bình Dương, hội viên hội Nam khoa Mỹ cho biết, alkyl nitrites là chất gây cảm giác hưng phấn chung, trong đó có hưng phấn tình dục. Chất này cũng hay có trong các bình xịt thơm (air freshener)…
"Hít chất này sẽ làm tăng nhịp tim, mạch máu khắp người giãn ra, có cảm giác ấm, hưng phấn", bác sĩ Như nói. Tuy nhiên, theo bác sĩ phụ nữ cần cảnh giác nhưng chớ quá hoang mang bởi đây là chất làm tăng thêm hưng phấn chứ gặp người lạ trên xe đò, đang làm việc căng thẳng ở công sở, đang đi chợ... thì hít phải chỉ có thể có cảm giác sảng khoái chứ không thể có ham muốn tình dục.
Bác sĩ Như cho biết, tác hại thường hay gặp của alkyl nitrites là nhức đầu do tác dụng giãn mạch của nó, và khuyến cáo: “Nam giới nếu dùng nó cho tăng hưng phấn, rồi uống thêm thuốc hỗ trợ cương như Viagra, Levitra, Cialis thì rất dễ gặp nguy hiểm, vì sự phối hợp của các chất nitrite với một trong ba thuốc đó sẽ gây tụt huyết áp mạnh, có thể tử vong”.
Dược sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, Hội Dược học Việt Nam cho biết thêm, alkyl nitrites từng được ghi nhận dược tính khoảng năm 1857, để trị chứng đau thắt ngực, do có tác dụng làm giãn mạch giúp máu trở về tim và đến não nhanh hơn, nhưng sau đó không được chỉ định sử dụng.
Hoạt chất này có tác dụng mạnh, có thể làm cho người hít phải choáng váng, chóng mặt, nhịp tim đập rất nhanh... Nếu dính trên da có thể gây phỏng. Y văn có nói đến tác dụng của hoạt chất này trong tình dục như cảm thấy cơ quan sinh dục có vẻ to ra (do giãn mạch) nhưng một số trường hợp lại gây rối loạn cương dương.
Theo dược sĩ Tuấn, nước hoa kích dục nói riêng và một số thuốc kích dục nói chung đa phần không màu, không mùi nên khó nhận biết, nhưng nếu cơ thể có những phản ứng khi hoá chất chưa thực sự ngấm như: cảm giác nóng ran, khó chịu, bị choáng, nhịp tim đập rất nhanh, cảm giác như có tiếng trống đánh trong đầu… nên gọi người thân đưa đến bệnh viện để được giải độc kịp thời.
“Đặc trưng của cơ thể phụ nữ đòi hỏi phải được kích thích cơ học và khi có cảm xúc thì mới tạo được sự hưng phấn, do đó không thể có loại nước hoa nào chỉ ngửi thôi mà trao thân không thể cưỡng lại…”, dược sĩ Tuấn kết luận và cảnh báo đã có nhiều trường hợp phải nhập viện vì rối loạn cương dương sau khi sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tình dục, trong đó không ngoại trừ có nước hoa kích dục. Ngoài ra, tùy tiện sử dụng nước hoa kích dục còn làm hình thành quan điểm lệch lạc về lối sống, tình yêu, gây nguy cơ vô sinh, rối loạn tâm thần…
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đăng Hòa, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cho biết, alkyl nitrites được hấp thu rất nhanh khi hít theo đường hô hấp, nên được dùng điều trị ngay cho các bệnh nhân được xác định ngộ độc cyanua.
Alkyl nitrites khi sử dụng quá liều gây ra chứng xanh tím, ngất, không phối hợp được các động tác, yếu cơ do giãn mạch máu, methemoglobin không vận chuyển được oxy, gây tăng nhãn áp và áp lực nội sọ.
"Chúng ta cần nhận thức rõ những nguy cơ đi kèm với các sản phẩm nước hoa mập mờ chất lượng, không rõ nguồn gốc đang quảng cáo tràn lan trên Internet. Nếu lạm dụng sẽ gây ra các tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng, thậm chí hôn mê và đôi khi tử vong đột ngột", phó giáo sư Hòa cảnh báo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.