Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 23/02/2025, 06:12:50 AM (GMT+7)
Thực hư chuyện cá rô phi nuôi bằng thuốc trừ sâu
(11:29:52 AM 31/08/2016)(Tin Môi Trường) - Ngành nông nghiệp ĐBSCL khẳng định cá rô phi trong vùng không nuôi bằng thuốc trừ sâu, việc sử dụng kháng sinh nhằm trị bệnh cho cá.
>> Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên >> Vì sao chuyển đổi 38ha rừng phòng hộ tự nhiên để sản xuất xi măng? >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững >> Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm >> Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
Ca rô phi. Ảnh: Internet
Hai ngày qua, trên mạng xã hội xôn xao trước bài viết “Lý do bạn dừng ăn cá rô phi” đã ít nhiều ảnh hưởng đến người nuôi loại cá này ở ĐBSCL.
Bài viết này cho rằng “Trong thực tế, môi trường sống "tự nhiên" của nó là trang trại nuôi cá ở Trung Quốc, nơi thực phẩm tự nhiên như tảo và cây cỏ được thay thế bằng đậu nành biến đổi gen, ngô và vô số các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là thuốc trừ sâu. Cá rô phi nuôi công nghiệp trong các nông trại chứa hàm lượng dioxin cao hơn 11 lần so với cá rô phi tự nhiên. Dioxin không chỉ gây độc hại cho cơ thể bạn mà thậm chí nó còn có thể kích hoạt sự phát triển bệnh ung thư…”.
Theo ngành nông nghiệp các tỉnh, thành ĐBSCL, như: An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… việc nuôi cá rô phi bằng thuốc trừ sâu là không có. Tuy nhiên, người nuôi có sử dụng một ít thuốc kháng sinh để trị bệnh cho cá. Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản TP Cần Thơ, khẳng định phần lớn người dân nuôi cá rô phi đều sử dụng thức ăn công nghiệp (dạng viên) chứ không phải là cho cá ăn phân của gà, vịt và heo như thông tin trên mạng xã hội.
Anh Lê Văn Hai (ngụ xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) nói: “Việc nuôi cá bằng thuốc trừ sâu là không có. Cá rô phi là loài dễ nuôi, chúng dễ thích nghi với môi trường. Nếu người nuôi chú ý nguồn nước, thay nước thường xuyên trong ao thì cá ít khi bệnh. Tôi chỉ sử dụng một ít kháng sinh khi cá bị bệnh thôi chứ không dùng nhiều”.
Theo PGS-TS Dương Nhật Long, trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản (Trường ĐH Cần Thơ), cá rô phi là loài cho giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều người dân dùng kháng sinh trị bệnh cho cá chứ không phải để làm cá nhanh lớn hay mục đích gì khác. Còn việc sử dụng thuốc trừ sâu, dioxin như thông tin trên mạng xã hội thì tại nước ta đã cấm. Ngoài ra, hiện nay đa phần nông dân đều hướng tới sản xuất sạch để dễ bán và xuất khẩu nên thông tin chưa được kiểm chứng đối với cá rô phi sẽ ảnh hưởng tới người nuôi.
Theo NLĐ
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)