»

Thứ bảy, 18/01/2025, 03:58:48 AM (GMT+7)

Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam

(13:06:40 PM 15/01/2024)
(Tin Môi Trường) - Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí quốc tế Phytomedicine Plus đã chứng minh hiệu quả rõ rệt đối với quý ông của hạt cây đậu mèo, hay mọc hoang ở vùng núi các nước Nam - Đông Nam Á.

Theo Medical Xpress, nghiên cứu mới hứa hẹn giúp đỡ nhiều quý ông đang ám ảnh rằng mình "yếu" vì trục trặc trong chuyện con cái.

 
Các kết quả, được công bố trên tạp chí Phytomedicine Plus của Hội đồng khoa học châu Âu về các liệu pháp điều trị bằng dược liệu (ESCOP), cũng giúp phân tích thực hư hiệu quả "bổ thận, tráng dương" mà dân gian hay lưu truyền về cây đậu mèo (Mucuna pruriens)
 
Trong Đông y, cây đậu mèo được dùng chủ yếu với tác dụng trị đau bụng, lị, nhiễm giun sán…
 
Phát[-]hiện[-]“thần[-]dược”[-]cho[-]quý[-]ông[-]từ[-]cây[-]mọc[-]hoang[-]ở[-]Việt[-]Nam
Hạt cây đậu mèo phát huy tác động bất ngờ lên hệ thống sinh sản của quý ông (Ảnh minh họa từ Internet)
 
Nhóm tác giả từ Đại học Ghana đã lựa chọn nghiên cứu bột từ loại cây này vì nó mọc khá nhiều ở đất nước họ. Tại châu Á, loài cây này cũng mọc hoang ở nhiều vùng núi thuộc Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Philippines…
 
28 con chuột đực được sử dụng trong nghiên cứu, tách thành 4 nhóm bằng nhau. 3 nhóm được cho ăn với chế độ bổ sung bột từ hạt cây đậu mèo ở liều thấp, trung bình hoặc cao; trong khi nhóm còn lại không bổ sung, dùng để đối chứng.
 
Các phân tích nội tiết tố sau 90 ngày không tìm thấy thay đổi đáng kể đối với các hormone giới tính, tuy nhiên phân tích tinh dịch lại cho thấy số lượng tinh trùng tổng thể lẫn khả năng vận động của tinh trùng tăng lên ở nhóm bổ sung đậu mèo ở mức độ trung bình.
 
Kết quả này cho thấy chiết xuất từ loài cây hoang này hứa hẹn cung cấp một liệu pháp giá thành thấp giúp nâng cao khả năng sinh sản của quý ông, trong bối cảnh sự giảm sút chất lượng tinh trùng đang có xu hướng gia tăng trên thế giới và khiến nhiều cặp đôi khổ sở vì hiếm muộn.
 
Tất nhiên các nhà khoa học sẽ cần phải nghiên cứu thêm, bao gồm thực hiện các thử nghiệm lâm sàng để tìm ra liều lượng phù hợp cho con người.
Thu Anh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI