»

Thứ sáu, 22/11/2024, 19:26:32 PM (GMT+7)

Sinh con trai làm giảm tuổi thọ của mẹ

(19:07:26 PM 10/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Sinh con trai và trong suốt thời gian nuôi dạy con nên người, có nhiều nhân tố về thể chất và tinh thần gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của mẹ hơn là con gái!
  
Ảnh minh họa
 
        Sinh con trai có thể khiến tuổi thọ của mẹ bị rút ngắn
 
  Nhà tiến hoá sinh vật học 33 tuổi người Phần Lan Virpi. Lummaa, dưới sự giúp đỡ của chuyên gia phả hệ, cô đã tìm được những thước phim tư liệu của mấy chục năm về trước và những tập tài liệu của mấy trăm năm về trước, dự tính sẽ tìm ra sự tiến hoá ảnh hưởng nhiều hơn đến nhân loại. Các nhà lịch sử học, nhà kinh tế học thậm chí nhà xã hội học đều đã từng đã dùng các phương pháp để tiến hành nghiêm cứu tại các lĩnh vực, mà nhà sinh vật học Lummaa là người đầu tiên tiến hành nghiên cứu giả thiết coi con người hiện đại là một loại động vật, chỉ có điều chúng ta (loại động vật này) có tư liệu điều tra số lượng.
 
  Kết quả nghiên cứu của người Samek thấy rõ, các mẹ sinh con trai có tuổi thọ ngắn hơn các mẹ sinh con gái, điều này và cân nặng của trẻ có liên quan đến mức độ hoóc môn tinh hoàn (Testosterone). Lummaa cho biết, hoóc môn tinh hoàn có thể gây nguy hiểm cho hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Các mẹ đã sinh con trai thường rất mẫn cảm đối với các bệnh truyền nhiễm (như là các bệnh về phổi), "cái giá của việc sinh con trai" lớn hơn là con gái, nguyên nhân nữa là con trai có thể hấp thụ lượng chất dinh dưỡng từ mẹ nhiều hơn, điều này cũng đúng với những loài động vật nuôi con bằng sữa mẹ (như hưu, nai). Một điều nữa là, sau khi con trai lớn lên cũng không giốn như con gái thường thích giúp các mẹ làm việc.
 
  Có anh cả cũng không chắc đã phải là một chuyện tốt
 
  Gần đây, Lummaa cùng các đồng nghiệp của cô có nghiên cứu phát hiện, sinh con trai không chỉ có ảnh hưởng tiêu cực đối với mẹ, mà đối với anh chị em cũng vậy. Nếu như thai nhi đầu tiên là con trai, thì em bé tiếp theo ra đời thường bị còi cọc hơn, sau này lớn lên khả năng tạo các "thành viên" trong gia đình cũng thấp hơn mà lại dễ bị nhiễm các bệnh nguy hiểm. Cho dù là cậu cả đó có không may qua đời sớm thì khả năng ảnh hưởng đến em của cậu vẫn vậy, điều này không chỉ có những ảnh hưởng tiêu cực như vậy mà sau này còn nảy sinh các vấn đề như sự đánh nhau, tranh giành về quyền thừa kế. Do đó, Lummaa nói: "Có anh cả cũng không chắc đã phải là một chuyện tốt, nếu như thai thứ 5 là con trai thì thai thứ 6 sinh ra càng yếu ớt".
 
  Điều này đối với những thai song sinh 1 nam 1 nữ càng được thể hiện rõ. Sau khi tiến hành thống kê tư liệu của 754 cặp song sinh ở 5 làng quê và thị trấn của Phần Lan trong suốt thời gian 150 năm, Lummaa phát hiện tỉ lệ kết hôn ở nữ giới trong trường hợp song sinh 1 nam 1 nữ thấp hơn ở song sinh 2 nữ là 15%, tỉ lệ sinh con thấp hơn 25%, mà bình quân khả năng sinh con thấp hơn bình thường là 2 bé.
 
  Hoóc môn tinh hoàn tạo ra hậu quả về sau
 
  Lummaa dự đoán là do hoóc môn tinh hoàn được tạo ra ở trong tử cung. Chuyên gia nghiêm cứu, trong cuộc thực nghiệm động vật khác cũng từng phát hiện được loại phản ứng hooc môn này. Bò sữa cũng có khi sinh ra bào thai song sinh hai giới, trong đó bò cái có khi bị mất khả năng sinh sản bẩm sinh.
 
Nhà di truyền học, nhà nhân loại sinh vật học Kenneth Weiss của trường đại học Pennsylvania State tại Mỹ đánh giá rằng, hậu quả này có một số điều khiến người ta khó lý giải. Ông chỉ ra rằng: "cho dù hiện tượng sinh đôi là di truyền, nhưng tiến hoá lựa chọn cũng không có gì sai lệch nghiêm trọng, do hiện tượng song sinh không phải là quá thường thấy". Ông còn nói, tuy nó dường như có mâu thuẫn nhưng hiện tượng chúng ta quan sát được là có thực, nếu như quá cường điêu tính hợp lý của nó thì có thể dẫn đến sai lầm.
 
 Tuổi thọ của nam giới là sản phẩm phụ
 
  Lummaa và các đồng nghiệp của cô cũng bắt đầu phân tích một hạng mục tư liệu khác từ Phần Lan -mối quan hệ giữa đời ông bà nội và sự tiến hoá. Bà nội có sự giúp đỡ trực tiếp đối với sự sống và sinh đẻ của các cháu, mà bố và ông nội thì lại không có. Cho dù đời bố khoẻ mạnh, con cái kết hôn tương đối sớm, nhưng hiệu ứng về số lượng các cháu không tăng.
 
Có một khả năng là, tiến hoá lựa chọn quyết định tuổi thọ của nữ giới, mà tuổi thọ của nam giới chỉ là sản phẩm phụ; Còn một loại khả năng nữa là, nam giới cả đời đều có thể sinh con, do đó con cái của họ không được quá xem trọng như nữ giới.
Nguyễn Thị Quyên (Theo tech-food.com)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sinh con trai làm giảm tuổi thọ của mẹ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI