Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Khi quý ông bo bo tiết kiệm tinh trùng
(17:04:33 PM 24/06/2013)
Trong chăn gối, xét về "mồ hôi nước mắt" thì cánh mày râu phải chi nhiều, lắm khi chi đậm so với phụ nữ. Do vậy, nếu bàn đến thói "ki bo" trên giường thì đối tượng đích không ai khác chính là các ông.
Hai "mất mát" chính trong mỗi cuộc vui của các ông là năng lượng và dòng tinh. Thực tế, hiếm ông nào "vắt cổ chày ra nước" đến độ dè sẻn cả… calori với chuyện chăn chiếu mà chủ yếu là họ lo tiết kiệm bầu tinh.
Không ít quý ông, nhất là các cậu trai mới lớn, tin rằng bầu tinh (nơi sản xuất, bảo quản, phân phối tinh dịch) rất hữu hạn, nghĩa là hôm nay chi hoang thì ngày mai khánh kiệt. Tất nhiên, nỗi lo "tay trắng" chủ yếu liên quan đến khả năng kiếm thằng cu, cái tí. Nhiều cậu trai mắc tật nghiện thủ dâm, sau một thời gian phung phí nghe phong thanh rằng tinh hoàn không phải là chiếc "nồi Thạch Sanh" thì phát hoảng, quáng quàng lo vun vén cho mai sau. Đến khi cưới vợ, nỗi ám ảnh "tích cốc phòng cơ" vẫn đeo đẳng đến độ lẩn thẩn, không dám "tiêu dùng".
Thói "ki bo" còn xuất phát từ nỗi lo rằng nội lực giường chiếu là một đại lượng có hạn, nghĩa là hôm nay hoang dâm thì ngày mai muốn cũng không làm được gì. Nhiều ông tự kiêng khem còn vì… sợ chết sớm. Cái gương yểu thọ của mấy ông hoàng tam cung, lục viện khiến nhiều quý ông tự lấy đó răn mình. Hiển nhiên, với những ông yếu mệt, tật bệnh thật sự thì việc "liệu cơm gắp mắm" trên giường là hoàn toàn hợp lý. Rõ ràng hầu hết ý định "thắt lưng buộc bụng" trên đều xuất phát từ hiểu lầm, cho rằng cơ số tinh trùng trời chỉ cho chừng đấy, xài hoang hết sớm thì ráng chịu.
Nạn nhân của chính sách tiết kiệm duy ý chí này hiển nhiên là các bà các cô. Mấy bà không khó nhận ra đức lang quân cố tình "ăn cây nào rào cây nấy" trên giường nhưng thoạt đầu họ thường lý giải nguyên cớ theo hướng khác, đến khi hiểu ra bụng dạ chồng, nhiều bà mới ngã ngửa.
Thật ra, hầu hết quý ông chỉ tính kế ăn đong khi quyền lợi chăn chiếu ít nhiều được đáp ứng. Những ông cực đoan đến khổ hạnh vì nỗi ám ảnh hao tài, bất lực, tổn thọ nặng tuy cũng có nhưng hiếm.
Sự thật là: Tinh hoàn (cùng các cơ quan phụ việc) là hai nhà máy công nghệ cao sản xuất tinh trùng ngày đêm. Và với một nhu cầu tình dục phổ thông thì năng suất của chúng dư sức đáp ứng cho các ông xài đến cuối đời, ít ra là đến lúc ông còn "thi thố" được.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.