»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:07:53 PM (GMT+7)

10 sự thật ít biết về tinh trùng

(09:20:29 AM 23/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Nam giới xuất tinh trung bình 200 triệu tinh trùng một lần. Đó là những chiến binh nhỏ bé nhưng có sức công phá rất mạnh mẽ.

 

Nói đến quan hệ tình dục là nói đến những lúc hai người vui vẻ và cảm xúc thăng hoa nhất. Đây là một thực tế đã được chứng minh. Nhưng khi nói đến tinh trùng, hầu hết tất cả những gì mọi người nghĩ đến chỉ là chuyện "bơi lội". Song có rất nhiều điều khác bạn cần hiểu về những "chiến binh" tí ton này:
 
1. Không phải tất cả tinh trùng sinh ra đều như nhau
 
Đàn ông luôn muốn sở hữu hàng triệu "chiến binh" hoàn hảo, song thực tế có nhiều tinh trùng bị biến dạng. Quan sát qua kính hiển vi cho thấy nhiều tinh trùng có hai đầu, hai đuôi, đuôi nguệch ngoạc, đầu quá lớn hoặc quá nhỏ.
 
Cuộc chiến không mệt mỏi giữa các "chiến binh" khi thực hiện nhiệm vụ duy trì nòi giống. Ảnh: Yourtango.
 
 
2. Tinh trùng là những công nhân chăm chỉ 
 
Chúng bơi lội không biết mệt, dù không phải tất cả tinh trùng đều chăm chỉ. Con đường đến với trứng khá xa xôi, vậy mà những tinh trùng có thể bơi liền một mạch để tiếp cận với trứng. Kết quả là sẽ có một hoặc 2 chiến binh may mắn xâm nhập vào trứng và quá trình thụ tinh bắt đầu.
 
3. Sự khác biệt giữa "tinh trùng" và "tinh dịch"
 
Nhiều người sử dụng cả hai thuật ngữ thay thế cho nhau, nhưng chúng không phải là hai thứ giống nhau. Các tế bào tinh trùng chỉ là một phần của tinh dịch. Tinh dịch cũng chứa fructose (một loại đường) và proteolytic (nhóm enzym phân hủy), cùng với các enzym khác, để bổ sức cho hành trình của tinh trùng.
 
4. Tỷ lệ cạnh tranh gay gắt
 
Nam giới xuất tinh trung bình một lần 200 triệu tinh trùng. Đây quả là một tỷ lệ cạnh tranh cao trong quá trình truyền sinh sự sống.
 
5. Trong một số trường hợp tinh trùng không cần di chuyển để đến thụ tinh cho trứng 
 
Để quá trình thụ tinh tự nhiên xảy ra, tinh trùng phải có khả năng bơi và tìm đến trứng, nhưng trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, tinh trùng được tiêm trực tiếp vào trứng, khi đó sự di chuyển đối với tinh trùng không thành vấn đề.
 
6. Không phải tinh trùng luôn biết chúng đang đi đâu
 
Chỉ có khoảng một nửa số tinh trùng đã xuất ra đi thẳng đến trứng. Số còn lại bơi vòng vòng xung quanh như thể bị "lạc đường".
 
7. Đàn ông cần giữ cho các chiến binh của mình luôn mát mẻ 
 
Để tinh trùng tồn tại khỏe mạnh trong cơ thể một người đàn ông, tinh hoàn cần phải mát hơn nhiệt độ toàn cơ thể. Trung bình, nhiệt độ tinh hoàn luôn thấp hơn 7 độ C so với phần còn lại của cơ thể. 

8. Thời gian sống của một tế bào tinh trùng khoảng 2 tháng
 
Phụ nữ sinh ra đã được ấn định có bao nhiêu trứng trong cơ thể. Nhưng đàn ông khác, cơ thể họ liên tục sản xuất ra tinh trùng mới. Thời gian một tế bào tinh trùng từ khi sinh ra cho đến khi chết đi khoảng 2 tháng.
 
9. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với mùi vị của tinh dịch
 
Nếu bạn thích quan hệ tình dục bằng miệng, hãy giúp cả hai bằng cách tập thể dục thường xuyên và duy trì một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau. Điều đó mang lại cho bạn những tinh trùng khỏe mạnh hơn, và tinh dịch "thơm ngon" hơn. Một thực đơn nhiều thịt đỏ, sữa, tỏi và cà phê sẽ làm mùi vị tinh dịch "khó ngửi" hơn.
 
10. Tinh trùng cũng mang giới tính 
 
Tinh trùng cũng có giống đực và cái. Con đực có xu hướng nhanh hơn, nhưng con cái lại mạnh hơn, do đó, cuộc chiến giữa các tinh trùng khác giới rất khốc liệt.
 
( theo Yourtango, VnE)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 10 sự thật ít biết về tinh trùng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI