Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Những 'tối kiến' tránh thai ngớ ngẩn
(21:13:36 PM 27/12/2012)Thế nhưng đây lại là "sáng kiến" đầy sáng tạo nhưng hoàn toàn sai lầm của không ít chị em.
Quan hệ đứng, tinh trùng sẽ bị trôi ra
Mới cưới, vợ chồng chị Ngọc Thu (26 tuổi, Long Biên, Hà Nội) “hẹn nhau” “cứ từ từ rồi hẵng có con nhá, chơi chán đã”. Vốn tự tin là người “hiểu cơ thể mình”, chị Thu không cần hỏi bác sĩ mà tìm cách tránh thai. Cuối cùng, biện cách tránh thai được chị Thu lựa chọn và cho rằng "tự nhiên tuyệt vời mà vô cùng… hiệu quả" là “quan hệ đứng”.
Bằng các "tối kiến" mà nhiều người phải làm mẹ bất đắc dĩ |
Mừng quá vì nghĩ "cách này quá đơn giản", vợ chồng chị thực hiện nhiệt tình nhưng không ngờ ngay tháng sau chị đã thấy chậm kinh, thử que thì 2 vạch đỏ rất rõ.
Nhiều người lầm tưởng rằng quan hệ tình dục ở tư thế đứng, khi xuất tinh thì tinh trùng sẽ bị trôi “ngược dòng” ra ngoài âm đạo. Nhưng thực ra tinh trùng đã di chuyển rất nhanh qua ống cổ tử cung để thụ tinh cho trứng ngay sau khi xuất tinh, phần chảy ngược ra chỉ là tinh dịch và những chú tinh trùng chậm chạp mà thôi.
Thế là sự nghiệp vợ chồng “chơi chán đã” của nhà chị Ngọc Thu coi như tạm thời gác lại tại đó.
“Em thề với bác sĩ là sau khi quan hệ, em đã rửa rất sạch”
Cùng cảnh “dính bầu” dù đã tránh thai là chị Mai Loan (29 tuổi, Hàng Nón, Hà Nội). Tuy đã 29 tuổi nhưng vì chồng chị thích chọn năm đẹp, tháng đẹp nên theo kế hoạch thì phải mùa hè năm tới chị có bầu mới “chuẩn”, “con mới hợp cha mẹ, cha mẹ mới "phất như diều hứng gió".
Thế nhưng khi chọn biện pháp tránh thai thì anh chị lại tuyệt đối nói không với bao cao su (sợ mất cảm giác chân thực), không dùng thuốc tránh thai (sợ rối loạn nội tiết, khó thụ thai thời điểm như ý muốn).
Sau một thời gian tìm hiểu, chị Loan khẳng định với chồng: "Chỉ cần em ngồi xổm càng lâu càng tốt và xả nước mạnh vào vùng kín thì không thể có con được". Theo phân tích của chị thì khi ngồi xổm và xả nước, tất cả vị tinh trùng sẽ trôi tuốt tuột ra ngoài hết.
Thế là sau những lần quan hệ vợ chồng, chị lại lao nhanh vào nhà tắm để thực hiện "biện pháp tránh thai" của mình, thậm chí chị còn dùng tay thụt rửa sâu vào trong để loại bỏ hết những chất nhờn (mà chị cho rằng có chứa tinh trùng) để tránh có thai.
Và chị cũng đem lý luận này ra phân trần với bác sĩ khi phát hiện ra mình có bầu được hơn 1 tháng rồi: “Em thề, em đảm bảo với bác sĩ là sau khi quan hệ, em đã rửa ‘cô bé’ rất sạch sẽ, em còn ngồi xổm và dùng dung dịch vệ sinh nữa cơ mà”.
Thế nhưng, bác sĩ lại khẳng định rằng việc ngồi xổm và thụt rửa âm đạo ngay sau khi quan hệ vợ chồng giúp ngừa thai là sự ngộ nhận của không riêng mình chị.
Với bất cứ dung dịch nào cho vào âm đạo sau khi đã xuất tinh cũng đều không có tác dụng tránh thai vì ngay sau khi xuất tinh, tinh trùng đã có đủ thời gian vượt qua ống cổ tử cung để thụ thai.
Lúc này chị Loan mới vỡ lẽ rằng làm như chị còn tiếp thêm sức mạnh đẩy tinh trùng vào sâu hơn, tai hại hơn có thể dẫn đến viêm nhiễm âm đạo.
“Nước nóng sẽ giết chết tinh trùng”
Chị Bích Châu (Quận Tân Bình, TP HCM) vác bụng bầu to đùng tới phòng khám với vẻ mặt ngơ ngác không hiểu vì sao lại có bầu. Khi hỏi ra thì bác sĩ không thể nhịn được cười vì cách phòng tránh thai đầy "sáng tạo" của chị.
Cũng mang mác “dân du học ở Anh về” thế nhưng chị Châu lại tin rằng “quan hệ trong bồn tắm nóng sẽ không thể có bầu” vì các chú tinh binh sẽ bị tiêu diệt bởi sức nóng của nước trong bồn tắm.
Bác sĩ khẳng định rằng đây là một quan niệm về cách ngừa thai khá phổ biến của chị em nhưng tiếc là nó hoàn toàn sai lầm bởi nước chỉ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh trùng của người đàn ông chứ không giết chết các tinh trùng. Ngoài ra, làm "chuyện ấy" trong bồn tắm nóng còn tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cho chính “nhân vật chính”.
Cách ngừa thai hiệu quả
Cách duy nhất để tránh thai và ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục là kiêng quan hệ tình dục hoặc thực hành tình dục an toàn. Một số biện pháp tránh thai có hiệu quả cao mà bạn có thể áp dụng bao gồm: dùng bao cao su , thuốc ngừa thai, thắt ống dẫn tinh, triệt sản, đặt vòng tránh thai, miếng cấy tránh thai, tiêm tránh thai…
Trước khi quyết định lựa chọn biện pháp tránh thai nào, bạn nên đi khám và tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn được biện pháp phù hợp nhất với mình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.