Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
"Chuyện ấy" thế nào để an toàn khi trời nóng?
(10:31:44 AM 14/05/2015)Ngán “yêu” vì nắng
“Nắng nóng nhìn nhau đã thấy ngốt rồi nói gì đến lao động nặng như "yêu". Thường mùa hè tôi thấy trốn được càng lâu càng tốt”, anh Vũ Anh Tuấn, Vũ Thư, Thái Bình chia sẻ.
Với anh Trần Thế Hanh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, mùa hè gần như anh "ngủ đông" với tình dục. Anh Hanh cho biết: “Mùa hè là mùa tôi thấy hao tổn nguyên khí nhất trong năm nên không muốn hao tổn cả tinh khí nên “nhịn” sex. Vợ ca than, than thở nhiều cũng mặc.
Tôi bị thừa cân nên lúc nào cũng thấy nặng nề, nhất là vào mùa hè mồ hôi lúc nào cũng vã ra như tắm mệt mỏi, uể oải cả ngày nên không có sức mà "yêu". Ban ngày đi làm thấy cơ cực cả ngày tối về vệ sinh, ăn tối xong chỉ muốn nằm xem ti vi, hết chương trình thì lên giường đánh một giấc đến sang.
Thời hoàng kim của "chuyện ấy"
Các chuyên gia cho rằng, nếu biết cách mùa hè sẽ là thời điểm “hoàng kim” của tình dục. Điều quan trọng nhất trong mùa này là lên kế hoạch sao cho cái nóng không làm giảm ham muốn ái ân… Đây là thời điểm phụ nữ gợi tình nhất trong năm vì được ăn mặc gợi cảm, khoe đường cong, nét đẹp cơ thể. Nam giới cũng có cơ hội để lộ bắp tay, cặp đùi săn chắc, vùng ngực nở nang của mình. Vì vậy hai giới hoàn toàn có cơ hội hấp dẫn lẫn nhau.
Biết cách thì mùa hè vẫn là thời điểm phù hợp. Ảnh minh hoạ.
Trong khi đó, các chuyên gia sinh học của Mỹ cũng cho rằng, không nên ngại "chuyện yêu" khi cơ thể đổ mồ hôi. Vì mùi mồ hôi của cả hai giới đều có thể hấp dẫn bạn tình. Trong tuyến mồ hôi có chứa chất pheromone có thể hấp dẫn bạn tình, tạo hưng phấn. Khi tiếp nhận “mùi vị” của bạn tình ham muốn sẽ tự động được bản năng đánh thức.
Trong khi đó, chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Quyên, Trung tâm tư vấn tâm lý Phương Thanh, Hà Nội cũng cho rằng: “Nếu nhịn sex quá lâu thì người đó sẽ đánh mất nó. Không những vậy, nếu càng tránh "yêu" lâu bao nhiêu sẽ càng “nhút nhát” và kém tự tin với “chuyện ấy” nhiều bấy nhiêu".
“Nếu lười yêu vào những ngày nắng nóng thì nên lựa chọn cách phù hợp để điều này không làm tổn thương đến đối tác và không “bào mòn” khả năng ân ái của bạn tình. Kiêng cữ cũng có thể gây nên sự thất vọng về sex và làm giảm sút tình cảm của đôi lứa”, chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Quyên khuyến cáo.
Điều tối kỵ khi nóng
- Không sex vội vàng và quá mạnh bạo khiến mồ hôi ra quá nhiều gây bết dính khi 2 cơ thể chạm vào nhau. Điều này, có thể làm cả hai thiếu đi sự tự tin với bạn tình. Yêu chậm, học cách tận hưởng chậm để cảm xúc thăng hoa hơn trong ngày nắng nóng.
- Không nên ăn hoặc uống đồ lạnh sau khi làm "chuyện ấy" vì nó có thể gây tổn thương dương khí của các bộ phận như rốn, bàng quang, thận, ruột... Thói quen này, có thể khiến phụ nữ bị đau bụng kinh, thậm chí là tắc kinh, nam giới dễ mắc các bệnh về dạ dày, đau khớp, suy giảm khả năng sinh lý...
- Không để bao cao su trong xe ôtô hoặc cốp xe máy. Độ nóng có thể làm hỏng bao cao su khiến cuộc yêu không an toàn, tăng khả năng có thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bạn nên bảo quản bao cao su ở chỗ thoáng mát để giảm nguy cơ bị hư hại và tình huống ngoài dự định xảy ra.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.