Tin tức » Tin trong nước
Quá nhiều hồ, đập mất an toàn
(08:09:44 AM 09/12/2013)Tây Nguyên và miền Trung có nhiều hồ, đập nhưng do sử dụng đã lâu, không được sửa chữa kịp thời… nên nhiều công trình đã xuống cấp.
Gia Lai: Nhiều đập có khả năng vỡ
Sau khi thủy điện An Khê - KaNak bị lũ vùi lấp, gây ngập lụt nghiêm trọng cho vùng hạ du cuối tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai vừa kiểm tra lại toàn bộ hồ, đập thủy điện trên địa bàn.
Nhiều tuyến đường vùng hạ du bị ngập sâu khi thủy điện An Khê - KaNak xả lũ Ảnh: HOÀNG THANH
Toàn tỉnh hiện có 38 hồ thủy điện lớn nhỏ, trong đó nhiều hồ mất an toàn nghiêm trọng như hồ thủy điện Đăk Lốp (huyện Kbang) bị hư hỏng hoàn toàn, chủ đầu tư đã phải ngừng phát điện từ năm 2010. Bên cạnh đó, nhiều công trình khác có khả năng vỡ đập khi thân đập đã bị nứt toác, nước chảy thành dòng qua các kẽ như hồ thủy điện thuộc Công ty CP Điện Gia Lai là Thác Bà (công suất 0,3 MW), thân đập nứt từ 0,8-1,5 cm kéo dài hàng chục mét; thủy điện Chư Prông cũng trong tình trạng tương tự. Tuy việc thấm nước qua thân đập của 2 hồ này đã được đơn vị chủ quản khắc phục nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ vỡ đập.
Về trách nhiệm trong việc thủy điện An Khê - KaNak bị “chôn sống” làm người dân ở thị xã An Khê và vùng hạ lưu sông Ba hứng trọn “quả bom” nước, ông Mang Viên Tý - Trưởng Phòng Kinh tế, Phó Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thị xã An Khê - cho biết: “Khi xảy ra lũ, địa phương rất lúng túng trong công tác phòng chống do lượng nước đổ về lớn, trong khi nhà máy thủy điện báo nhỏ. Vì không có trạm quan trắc nên nhà máy báo bao nhiêu chúng tôi biết bấy nhiêu. Thực tế xả lũ bao nhiêu, chỉ có nhà máy mới biết”. Về lâu dài, ông Tý kiến nghị: Để xác định rõ trách nhiệm các nhà máy thủy điện trong xả lũ, cần phải lập bản đồ ngập tràn ở hạ du; xây dựng trạm quan trắc dưới đập tràn để xác định lưu lượng xả lũ của nhà máy thủy điện.
Hiện nay, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình thủy điện vừa và nhỏ còn nhiều bất cập. Theo cơ chế này, chủ đầu tư tự quyết định hình thức, nội dung quản lý dự án và có nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện chất lượng công trình xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước chỉ cho ý kiến thiết kế cơ sở. Do vậy, nhiều công trình thủy điện thiếu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong quá trình khai thác.
Mới đây, UBND tỉnh Gia Lai đã đề nghị Chính phủ điều chỉnh lại thời gian thông báo xả lũ trước 24 giờ thay vì 2 giờ như hiện nay. Xử phạt nghiêm các chủ hồ, đập vi phạm quy trình điều tiết và xả lũ.
Phú Yên: Hàng loạt hồ xuống cấp, rỉ nước
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Phú Yên, trên địa bàn tỉnh hiện có 45 hồ chứa với tổng dung tích lên trên 770 triệu m3, trong đó có 2 hồ thủy điện (đã tích nước) và 43 hồ thủy lợi. Theo ông Biện Minh Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, qua kiểm tra định kỳ, đập của 2 hồ thủy điện bảo đảm an toàn, trong khi nhiều hồ thủy lợi đã xuống cấp, rò rỉ nước.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, hiện 2 hồ thủy lợi có dung tích chứa nước lớn nhất ở đây là Phú Xuân (huyện Đồng Xuân) có dung tích chứa hơn 11,2 triệu m3 và Đồng Tròn (huyện Tuy An) có dung tích chứa trên 19,5 triệu m3 đều có hiện tượng rò rỉ nước. Trong đó, hồ Phú Xuân cả mái thượng lưu và hạ lưu đập đất, cống lấy nước đã xuống cấp. Hồ Đồng Tròn được đưa vào sử dụng từ năm 2007 đã có hiện tượng thấm nước qua đập, chưa có hệ thống tràn và đường cứu hộ khi sự cố xảy ra. Hai hồ thủy lợi Đồng Tròn và Phú Xuân hiện do Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam quản lý và sử dụng.
Theo ông Trần Tiến Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam, từ khi hồ Đồng Tròn được Bộ NN-PTNT bàn giao để công ty này quản lý và sử dụng, hiện tượng rò rỉ nước đã xảy ra. Mực nước thiết kế của hồ Đồng Tròn là 35 m so với mặt nước biển nhưng khi tích nước ở cao trình 32 m vẫn xảy ra hiện tượng rò rỉ nước. “Bộ NN-PTNT vừa khảo sát hiện tượng rò rỉ và đánh giá bước đầu là nước thấm qua nền đá gốc. Hiện bộ vẫn tiếp tục khoan thăm dò để đánh giá an toàn đập” - ông Trần Tiến Anh nói.
Trong khi đó, hồ chứa nước Xuân Bình được tỉnh cho phép xây dựng từ năm 2002 với tổng kinh phí trên 28 tỉ đồng để cung cấp nước tưới cho 100 ha lúa, 60-100 ha nuôi tôm, cấp nước sinh hoạt cho Khu Kinh tế Đông Bắc Sông Cầu. Tuy nhiên, đến nay, hồ thủy lợi quan trọng này vẫn chưa thể đưa vào sử dụng vì có đến 8/9 hạng mục vừa xây xong đã gặp sự cố. Trong đó, đập Bình Ninh bị vỡ năm 2009, hiện vẫn chưa khắc phục xong.
Theo ông Biện Minh Tâm, ngoài hồ chứa nước Xuân Bình đang được đầu tư khắc phục, tỉnh này phải cần đến hơn 50 tỉ đồng để sửa chữa 20 hồ thủy lợi khác đang xuống cấp. Để bảo đảm an toàn hồ đập, hiện các hồ thủy lợi ở đây đang tích nước hạn chế. “Đối với các hồ thủy lợi lớn như Đồng Tròn, Phú Xuân, chúng tôi chỉ cho phép tích nước trong vụ sản xuất. Khi kết thúc vụ hè thu, vào mùa mưa lũ, các hồ này buộc phải mở hết các cửa xả để lũ về bao nhiều thì xả hết bấy nhiêu nhằm bảo đảm an toàn” - ông Tâm nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.