Chính sách - Dự án » Văn bản - Chính sách
Thứ bảy, 22/02/2025, 06:54:23 AM (GMT+7)
Sửa yêu cầu về năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước
(05:08:47 AM 29/06/2023)(Tin Môi Trường) - Yêu cầu về năng lực đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước vừa được sửa đổi tại Nghị định số 40/2023/NĐ-CP.
>> Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên >> Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" >> Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng
Ảnh minh họa: IE
Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định về yêu cầu trình độ đối với năng lực của cán bộ quản lý, vận hành công trình thủy lợi không còn phù hợp với thực tế trong giai đoạn hiện nay. Đối với mỗi công trình thủy lợi đều cần có nhân lực có trình độ kỹ thuật cao là nòng cốt đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn hiệu quả; nhân lực hỗ trợ trong vận hành có trình độ cao đẳng, trung cấp, công nhân cần được giao cho đơn vị quản lý khai thác chủ động bố trí sắp xếp dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật được xây dựng và phê duyệt.
Các quy định về năng lực quản lý hồ chứa lớn, hồ chứa vừa tại Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP chưa phù hợp với các tiêu chí phân loại đập, hồ chứa thủy lợi được quy định tại Điều 3 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước... Do đó, cần sửa đổi, bổ sung nội dung cho phù hợp với thực tiễn.
Theo đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 8 yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước: Đập, hồ chứa quan trọng đặc biệt, bố trí ít nhất 7 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 2 người có thâm niên quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước từ 5 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Đập, hồ chứa nước lớn là đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 50 triệu m3 trở lên, bố trí ít nhất 5 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 2 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 5 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 10 triệu m3 đến dưới 50 triệu m3, bố trí ít nhất 3 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 1 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 5 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Đập, hồ chứa lớn còn lại, trừ đập, hồ chứa lớn quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP: Bố trí ít nhất 2 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Đập, hồ chứa nước vừa là những đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 1 triệu m3 đến dưới 3 triệu m3: Tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 1 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Với đập, hồ chứa vừa còn lại, trừ đập, hồ chứa nước vừa quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP: Tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 1 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Trần Đình Phương
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
-
Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí
-
Sẽ phát hành phôi sổ đỏ theo một mẫu thống nhất cả nước
-
Bộ Công an đề nghị Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Công Minh
-
Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
-
Tăng cường bảo vệ các loài hoang dã trong dịp Tết
-
Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
-
Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
-
Nghị quyết giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.
.jpg)