Tin tức » Tin thế giới
“Chúng tôi khổ quá, lũ ơi!”
(07:48:43 AM 11/11/2011)
Đi lại trên một con đường ngập lụt ở khu mua sắm Lat Phrao, Bangkok ngày 7-11 - Ảnh: Reuters |
Trong các bài viết trước, tôi chỉ ghi nhận và kể lại cho bạn đọc những câu chuyện của người khác, truyền tải nỗi khổ của nạn nhân cơn hồng thủy mà tôi có dịp phỏng vấn hoặc chia sẻ sự quan tâm qua các đợt tình nguyện đắp đê đất, cát. Tôi đồng cảm với họ và cảm thấy mình may mắn vì nghĩ rằng “giặc nước” sẽ không bao giờ tìm đến nơi tôi trú ngụ. Nhưng nay tôi không xấu hổ mà than rằng: “Khổ quá, lũ ơi!”.
Không khổ sao được khi tôi phải mất hai giờ rưỡi để vượt quãng đường 10 cây số đến chỗ làm, sau khi lội nước đến gối ra đầu hẻm. Lúc gọi được taxi rồi lại nhận được cái lắc đầu từ chối, ngoắc tay xin quá giang xe người khác cũng không được, cuối cùng phải “đi nhờ” xe ôm. Nhưng tôi may mắn hơn đồng nghiệp khác vì chưa phải ngồi “ghe thau nhựa” để ra đường cái lớn đón xe ở những con hẻm nước lên đến... ngang ngực. Đến công ty, tôi còn phải trèo qua một bức tường ximăng và bao cát cao gần 2m để vào bên trong.
Không khí văn phòng vắng vẻ, tù mù. Mặt ai cũng căng thẳng và bơ phờ. 10g30 sáng mà vẫn có người chưa thể đến được. Gần như toàn bộ công ty tôi đã trở thành nạn nhân của đợt lũ. Ngoài đường thì vắng vẻ. Bangkok vốn tấp nập, kẹt xe kinh khủng bất kể đêm ngày giờ như trong thời chiến. Xe cộ thưa thớt. Tivi và radio mở suốt đêm ngày. Bữa ăn trưa diễn ra nhạt nhẽo và kết thúc nhanh chóng với thức ăn mà nhắm mắt tôi cũng còn ám ảnh vì lặp đi lặp lại cả tuần nay. Không ăn không được vì lũ lụt thế nên không có nhiều món để lựa chọn. Thèm đủ thứ, nhất là thèm rau xanh.
Chưa hết, một cái khổ khác còn ghê hơn vậy nữa. Nhà vệ sinh bị ngập. Thử tưởng tượng xem nếu bạn đang “mắc”, hí hửng chui vào nhà vệ sinh để giải quyết, xong rồi nhấn nước. Và những thứ bạn thải ra cứ kêu òng ọc không chịu trôi đi vì ống thoát nước cũng đang ngập. Vì vậy chúng tôi cố nhịn, nạp vào càng ít càng tốt. Nếu không chịu được nữa thì “gói ghém” vào túi nilông đen rồi cột chặt chờ xử lý. Khổ không? Đến lúc này không thấy ghê nữa mà chỉ mong cho nước nhanh rút.
Còn nữa, đến cùng với nước là rác và côn trùng. Công ty tôi phải quy định điểm tập trung và khuyến khích nhân viên hạn chế bỏ rác vì người ta thông báo sẽ chỉ thu gom 2-3 ngày một lần tùy tình hình nước lụt. Rắn rết, đỉa voi, bò cạp và muỗi vằn được phen tranh thủ tung hoành cùng lũ. Báo hại chúng tôi phải bỏ tiền mua ủng nhựa, dép nilông và thuốc chống muỗi với giá cắt cổ. Tôi vốn đã gầy gò, bị lũ hành hạ chỉ mới ba ngày, nhìn càng thêm xanh xao.
Nhưng tôi vẫn còn may mắn vì thiệt hại về vật chất và tinh thần chưa đáng kể. Bạn bè tôi nhiều người còn khổ hơn nhiều. Sivivong, cô bạn y tá, lánh nạn tận tỉnh Phetchabun, chịu nghỉ không lương vì Bệnh viện Chao Phraya phải đóng cửa hơn ba tuần. Ba của anh bạn thân tôi, Sitthichai Runnasuk, bị té gãy xương ống quyển trong lúc tát nước lụt. Ông lại thiếu thuốc trị tiểu đường, khiến ngày của bạn tôi dường như dài thêm vì phải chạy đôn chạy đáo chu toàn giữa việc làm và việc nhà.
Còn rất nhiều cái khổ nhưng chẳng biết phải kể đến khi nào mới nhẹ lòng. Đành chỉ còn biết than trời: “Lũ ơi, lũ hãy rút sớm đi”.
Bangkok sẽ khô ráo trong 11 ngày tới Bộ Tưới tiêu Thái Lan thông báo một tin vui: thủ đô Bangkok sẽ khô ráo trong 11 ngày tới. Báo Bangkok Post ngày 10-11 cho biết Chính phủ Thái Lan đang tăng cường máy bơm để đưa hết 8,5 tỉ m3 nước đang gây ngập ở khu vực đồng bằng miền trung, bắc Bangkok và dọc sông Chao Phraya ra vịnh Thái Lan. Riêng tại Bangkok, chính quyền thủ đô đang chuẩn bị mọi phương tiện để đẩy khoảng 5 tỉ m3 nước ra vịnh Thái Lan trong 11 ngày tới với công suất 400 triệu m3/ngày. Tại một số khu vực của Bangkok, nước đã bắt đầu rút 20-30cm, song một số khu vực khác vẫn còn ngập sâu đến hơn 80cm. MỸ LOAN |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.