»

Thứ bảy, 23/11/2024, 19:24:51 PM (GMT+7)

Khó quản lý động vật hoang dã nuôi ở Cà Mau

(08:47:44 AM 27/01/2016)
(Tin Môi Trường) - Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, nuôi động vật hoang dã đang phát triển mạnh ở thành phố Cà Mau và các huyện như: Thời Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Đầm Dơi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là còn nhiều khó khăn trong quản lý, vận chuyển, mua bán động vật hoang dã.

Khó[-]quản[-]lý[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nuôi[-]ở[-]Cà[-]Mau[-]-Ảnh:[-]IE

Khó quản lý động vật hoang dã nuôi ở Cà Mau -Ảnh: IE


Khó khăn lớn nhất là việc gây, nuôi động vật hoang dã tự phát thành phong trào; nhiều chuồng trại chăn nuôi chưa đảm bảo quy định, gây bất an cho người dân cư ngụ gần khu vực nuôi các loài động vật hung dữ như cá sấu, lợn rừng, rắn. Hầu hết, hộ nuôi chưa nắm rõ nguồn cung, cầu của thị trường nên sản phẩm tạo ra khó tiêu thụ và thường bị thương lái ép giá, trong khi đó người dân phải bỏ ra số tiền khá lớn để mua con giống.


Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết, trong thời gian tới, Chi cục sẽ phối hợp với các ngành chức năng quản lý chặt chẽ việc gây, nuôi động vật hoang dã trên địa bàn. Đẩy mạnh tuyên tuyền, vận động người dân thực hiện tốt quy định đăng ký gây, nuôi động vật hoang dã để cơ quan cơ quan chức năng dễ dàng quản lý việc nuôi, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Chi cục sẽ tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, không thu phí nhằm khuyến khích người dân tự giác đăng ký xin cấp phép gây, nuôi động vật hoang dã. Bên cạnh đó, các hộ nuôi động vật hoang dã cũng cần tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường để hạn chế thấp nhất rủi ro.


Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 840 hộ đăng ký nuôi động vật hoang dã, với số lượng hơn 155.400 cá thể. Trong số gần 200 hộ được cơ quan chức năng của tỉnh cấp phép gây, nuôi động vật hoang dã trong năm 2015 có 45 hộ đăng ký tăng đàn với số lượng gần 37.000 cá thể, chủ yếu là các loài trăn, rắn hổ, rắn ráo trâu, cá sấu, kỳ đà, cầy vòi hương… Các hộ nuôi trăn, cá sấu chiếm từ 70 - 80% so tổng số hộ đăng ký nuôi động vật hoang dã.


Cà Mau cũng xuất hiện nhiều mô hình gây, nuôi động vật hoang dã theo hình thức trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, hộ thu nhập trên 500 triệu đồng/vụ nuôi. Cụ thể, mô hình nuôi rắn hổ mang (hổ đất) ở xã Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời), mô hình nuôi cá sấu sinh sản ở xã Tân Phú (huyện Thới Bình) với quy mô lên đến hàng nghìn cá thể. Đây là mô hình đang được các địa phương nhân rộng nhằm giảm nghèo, đồng thời gắn với việc bảo tồn một số loài động vật quý, hiếm như lợn rừng, nhím, rắn hổ, cầy vòi hương.

Kim Há
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khó quản lý động vật hoang dã nuôi ở Cà Mau

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI