Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn - Kiểm soát từ gốc
(08:44:23 AM 20/12/2011)
Qua thống kê của Chi cục Thú y TPHCM, từ đầu năm đến nay đơn vị này xử phạt tới 4.198 trường hợp (tăng 1.601 trường hợp so với năm 2010) vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không dấu kiểm soát giết mổ…
Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, cho biết: “Hình thức vận chuyển thịt bẩn ngày càng tinh vi. Việc trốn tránh kiểm dịch tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông ngày càng tăng”. Đó là chưa kể, các loại thịt bẩn hiện được vận chuyển trên xe du lịch, xe khách chất lượng cao nên khó phát hiện. Bên cạnh đó, lượng thịt nhập khẩu cũng khá đáng kể.
Tính từ đầu năm đến nay, Cơ quan Thú y vùng VI (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cho nhập 851 lô hàng với hơn 36.500 tấn thịt gồm thịt gà, thịt trâu - bò, thịt heo và phụ phẩm như tim, gan, chân gà… “Một số công ty không nhập thịt thẳng về TPHCM mà đưa về các tỉnh, sau đó tuồn vào TPHCM vì năng lực kiểm soát của các tỉnh còn hạn chế”, ông Thảo cho biết.
Trong khi đó, TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cũng cảnh báo không loại trừ nhiều trường hợp nhập khẩu các phụ phẩm động vật về làm thức ăn chăn nuôi nhưng lại sử dụng cho người. Bằng chứng là thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ vận chuyển, tiêu thụ lòng heo, chân gà thối.
Bên cạnh đó, lượng nông sản, thủy hải sản đưa về TPHCM tiêu thụ cũng không ít. Riêng tại 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn, mỗi ngày tiêu thụ hàng trăm tấn rau củ các loại. Tuy nhiên, việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không dễ. “Khi rau về chợ đầu mối, cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm tra nhưng đến khi có kết quả phát hiện rau bẩn thì chủ hàng đã phân phối hết rồi”, một cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM cho biết. Thậm chí rau đã vô siêu thị nhưng vẫn chưa chắc an toàn. Cụ thể như Chi cục Bảo vệ thực vật đã xử phạt Công ty TNHH Sài Gòn Co.op Phú Nhuận vi phạm quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong mua bán rau cải ngọt…
Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm TPHCM, hàng hóa nông sản từ các tỉnh và nhập khẩu về TPHCM tiêu thụ khoảng 80%, do đó gặp không ít khó khăn truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Việc kiểm tra nhanh và lấy mẫu ngẫu nhiên chưa mang tính khả thi để kiểm soát được 100% chất lượng nông sản thực phẩm.
Vụ hàng loạt công nhân ngộ độc cá ngừ năm 2010 là một trong những bằng chứng cho thấy nguồn gốc xuất xứ thực phẩm chưa được kiểm soát. Khi xảy ra ngộ độc, cơ quan chức năng thật khó để truy xuất xem cá ngừ được cung cấp từ đâu vì không biết địa chỉ, ngoại trừ chỉ biết cá được bán tại chợ đầu mối Bình Điền.
Theo lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, có 600 - 700 tấn thủy sản từ các tỉnh đổ về TPHCM mỗi ngày nhưng không có giấy kiểm dịch, kiểm định nên khi xảy ra ngộ độc, muốn truy xuất nguồn đành bó tay…
Từ thực tế trên, mới đây, UBND TPHCM đã chủ trương triển khai đề án chuỗi thực phẩm an toàn nhằm kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm từ gốc. Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Sở Y tế TPHCM đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng xây dựng chuỗi rau an toàn; tỉnh Đồng Nai xây dựng chuỗi thịt gia súc, gia cầm và chuỗi trứng an toàn; tỉnh Trà Vinh về chuỗi thủy hải sản. “Sở Y tế TPHCM đã phối hợp tư vấn, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, sơ chế theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm”, ông Hòa nói.
Theo Sở Y tế TPHCM, đến nay đã công nhận được 1 chuỗi trứng gà năng suất 800.000 quả/ngày; 2 chuỗi rau củ quả năng suất 2 tấn/ngày và 1 chuỗi heo khoảng 2 tấn/ngày; đồng thời đang thẩm định thêm các chuỗi trứng gà, rau quả, cá tra, cá basa, chăn nuôi heo khác trên địa bàn TPHCM lẫn ở các tỉnh Lâm Đồng, Trà Vinh… Đánh giá cao việc thực hiện chuỗi thực phẩm an toàn, UBND TPHCM cho xây dựng mô hình điểm quản lý chuỗi thực phẩm an toàn giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, UBND TPHCM sẽ cấp kinh phí khoảng 60 tỷ đồng để thực hiện với mục tiêu đến cuối năm 2012 tổng sản lượng chuỗi thực phẩm an toàn đạt trên 15% tổng sản lượng thực phẩm tiêu thụ tại TPHCM và đến năm 2015 sẽ đạt trên 50%.
Cho rằng việc triển khai chuỗi thực phẩm an toàn là biện pháp căn cơ và toàn diện, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị UBND TPHCM triển khai sớm và mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng hơn; đồng thời phải có chương trình quảng bá cho người dân sử dụng chuỗi thực phẩm an toàn. Ngoài ra, phải khuyến khích các cơ sở sản xuất thực phẩm sử dụng nguyên liệu thực phẩm thuộc chuỗi để chế biến các loại thực phẩm khác như xúc xích, giò lụa, lạp xưởng, chà bông, mì gói… |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
- Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
- Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
- Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
- VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
- Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
- MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
- Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.