Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:57:14 AM (GMT+7)
Nhiều diện tích rừng phòng hộ ở Tiền Giang mất trắng do xâm thực mạnh
(22:41:36 PM 18/07/2018)(Tin Môi Trường) - Những năm gần đây, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tình hình xâm thực khiến diện tích rừng phòng hộ mất nhanh chóng, uy hiếp an toàn tuyến đê biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
>> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn >> Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
Ảnh: IE
Rừng phòng hộ ven biển Gò Công, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang là tấm lá chắn vững chắc trong việc bảo vệ đê điều, sản xuất và đời sống của hàng chục ngàn hộ dân sống dọc tuyến bờ biển dài trên 20km thuộc các xã Tân Thành, Tân Điền, Vàm Láng, Kiểng Phước, Gia Thuận, huyện Gò Công Đông.
Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Tiền Giang, trước đây, đai rừng phòng hộ dày từ 100-700m. Những năm gần đây, đặc biệt từ khoảng năm 2000 tới nay, hiện tượng xâm thực rừng phòng hộ, suy thoái rất lớn, chiều dài mất rừng trên 6.500m. Biển đang xâm thực mạnh gây ra xói mòn và sạt lở khiến nhiều diện tích rừng phòng hộ trên tuyến đê biển mất trắng, đe dọa an toàn đê biển...
Xâm thực và tốc độ mất rừng phòng hộ trên toàn tuyến mỗi năm thêm gay gắt, đặc biệt khi mùa gió chướng thổi mạnh, tốc độ xâm thực của biển khiến đai rừng ngoài đê ngày càng mỏng hơn. Nhiều diện tích rừng phòng hộ trước đây do bị xâm thực mạnh, xói lở đã ăn sâu vào sát chân đê, những dải rừng cũ giờ chỉ còn là các gốc cây chết khô trơ trọi.
Vào mùa gió chướng thổi mạnh, từng đợt sóng đánh mạnh vào chân đê, đe dọa an toàn đê điều và tính mạng nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực. Đặc biệt, khu vực đê biển hầu như không trồng mới lại được cây, rất khó khắc phục. Hiện tỉnh Tiền Giang đã có một số giải pháp như, kè lát mái bằng bê tông và sử dụng kè mềm nhằm hạn chế sóng, gây bồi, tạo bãi.
Ông Nguyễn Thiện Pháp cho biết thêm, biện pháp kè mái đê để bảo vệ rừng và đê điều hiện nay chỉ là giải pháp tình thế. Để đảm bảo an toàn đê điều, ở ngoài phía biển phải có công trình giảm sóng, gây bồi, tạo bãi trồng rừng. Tức là, trước đê biển phải có đai rừng phòng hộ thấp nhất là 200m mới an toàn về đê điều trước tác động của biến đổi khí hậu.
Hiện nay, trên tuyến đê biển, ngoài vấn đề kè, lát mái, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư thử nghiệm đoạn kè mềm được 1.400m. Sau hơn một năm đưa vào sử dụng đã có hiệu quả tạo bồi, ngành hữu quan tỉnh đã cho trồng thử một số cây để khảo sát độ phát triển.
Đê biển Gò Công nằm trong vùng bảo vệ dự án ngọt hóa Gò Công, diện tích tự nhiên khoảng 54.000ha, trong đó có khoảng trên 30.000ha lúa, trên dưới 7.000ha cây ăn trái và hoa màu, bảo vệ cho trên 500.000 dân. Nếu như an toàn đê biển không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn về đời sống vật chất cũng như tinh thần người dân trong khu vực.
Nam Thái
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.