Tài nguyên - Thiên nhiên
Xây dựng hồ sơ thành lập Khu dự trữ sinh quyển Langbiang
(13:05:22 PM 30/07/2014)Núi Langbiang
Khu dự trữ sinh quyển Langbiang dự kiến rộng gần 260.000 ha; trong đó, vùng lõi có diện tích hơn 56.220 ha, vùng đệm gần 85.569 ha và vùng chuyển tiếp có diện tích trên 117.670 ha. Toàn bộ khu dự trữ sinh quyển trải rộng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương. Đáng chú ý, vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển chính là Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà, Trung tâm bảo tồn quốc gia về đa dạng sinh học với hơn 2.000 loài thực vật và gần 400 loài động vật, trong đó có 127 loài quý hiếm trong Sách Đỏ.
Theo Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ Khu dự trữ sinh quyển Langbiang, đến nay khu vực cao nguyên Langbiang đã đảm bảo được các tiêu chí chuẩn để có thể trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đó là: Hệ sinh thái đại diện; ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học; cơ hội cho phát triển bền vững; sự tham gia của cộng đồng; cơ chế quản lý, chính sách, quản trị rõ ràng và có cả lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục, giám sát. Các bên cũng đã thống nhất các tiêu chí, diện tích dự kiến của khu dự trữ sinh quyển; thu thập, điều tra các nội dung liên quan đến đa dạng sinh học, dân sinh, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa trong khu dự trữ sinh quyển.
Hiện nay, Ban chỉ đạo đang phối hợp với Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà xây dựng bản đồ dự kiến của khu dự trữ sinh quyển và tổng hợp tài liệu báo cáo chuyên đề đa dạng sinh học của Vườn quốc gia về động vật, thực vật, thảm thực vật, thủy sinh vật và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học; xác định giá trị bảo tồn, giá trị kinh tế, giá trị đặc trưng của các loài động vật, thực vật Langbiang. Việc thực hiện các chuyên đề thu thập và xử lý mẫu thực vật, động vật cũng đang được tiến hành.
Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo sẽ tiếp tục làm việc với Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam để rà soát nội dung báo cáo chuyên đề về dân sinh, kinh tế, xã hội; khảo sát, bổ sung một số nội dung về hoạt động du lịch, văn hóa bản địa và sinh thái nhân văn; hoàn thiện bản đồ và số liệu của khu dự trữ sinh quyển, hoàn thành biểu tượng (logo) của khu dự trữ sinh quyển. Dự kiến, tháng 8 sẽ hoàn thành hồ sơ tiếng Việt, đến cuối tháng 9 năm nay sẽ hoàn thành hồ sơ tiếng Anh và đệ trình lên UNESCO.
Tại hội nghị tham vấn kỹ thuật và xây dựng khu dự trữ sinh quyển Langbiang tổ chức mới đây, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam, cho rằng: “Giá trị của khu dự trữ sinh quyển Langbiang là sự kết nối văn hóa với vùng Tây Nguyên và sử dụng văn hóa để bảo tồn thiên nhiên, thể hiện triết lý “con người với thiên nhiên”, nhưng mang màu sắc bản địa”.
Ông M.Hasegawa - Cố vấn cao cấp của Tổ chức JICA (Nhật Bản), cũng cho rằng, để khu dự trữ sinh quyển Langbiang sớm được UNESCO công nhận thì mọi tổ chức liên quan đều cần phải tuân thủ một nguyên tắc bắt buộc, đó là sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, đồng thời cần phát triển một sự đồng thuận chung về các mục tiêu và phương hướng.
Theo các chuyên gia, cần điều tra bổ sung sự tham gia của cộng đồng và vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội vào hoạt động bảo tồn và phát triển; điều tra bổ sung các hoạt động nghiên cứu khoa học; bổ sung hình ảnh về các hệ sinh thái, động vật và thực vật rừng, các lễ hội, hoạt động du lịch, hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường… để hoàn thiện hồ sơ khu dự trữ sinh quyển Langbiang trước khi trình UNESCO.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.