Thứ sáu, 24/01/2025, 02:38:45 AM (GMT+7)

Tràm Chim cũng cảnh giác trong mùa khô

(09:44:07 AM 13/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Để chủ động phòng, chống cháy rừng tràm, khu Ramsar - Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp tổ chức lực lượng túc trực 24/24 giờ. Vườn thực hiện nhiều biện pháp phòng chống cháy rừng (PCCCR) theo phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ; tuyên truyền PCCCR bằng hệ thống phát thanh, loa lưu động; trang thiết bị chữa cháy hiện đại, đa dạng.


Tràm Chim vào mùa khô

 

Vườn quốc gia Tràm Chim hiện có 19 trạm bảo vệ và 9 đài quan sát, chòi canh, trang bị sẵn la bàn, máy định vị (GPS), các trang thiết bị phục vụ công tác PCCR. Vườn có diện tích 7.313 ha, được chia thành 5 phân khu chức năng từ A1-A5, mỗi khu bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê, tổng chiều dài hơn 80 km. Thành phần dễ cháy trong mùa nắng chủ yếu là tràm, năng, cỏ ống, mồm mốc. Trước hiểm họa cháy, ngoài việc huy động lực lượng vào đội hình chữa cháy, Vườn còn tận dụng hệ thống kênh Đồng Tiến, Cà Dăm, Phú Đức, Lung Bông, Nông Trường, Phú Thành; các kênh nội bộ chạy cặp theo hệ thống đê bao và các lung, đìa, rọc sẵn sàng trữ nước phục vụ PCCCR. Để canh lửa, các phương tiện chữa cháy đều được đưa xuống 5 khu nơi có đội bảo vệ để sẵn sàng ứng phó. Ban Chỉ huy PCCCR của Vườn còn tổ chức cắt băng phòng cháy, tạo đường băng trắng xung quanh rừng tràm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng, đốt cỏ.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó trưởng Ban chỉ huy PCCR Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết: "Trước hết, Vườn triển khai vệ sinh rừng, cắt băng, đốt cỏ chủ động, điều tiết nước, vừa duy trì đảm bảo phát triển về tính đa dạng sinh học của các loài động, thực vật trong Vườn vừa phòng, chống cháy rừng. Vườn phối hợp thường xuyên với lực lượng quân đội, công an huyện, kiểm lâm nhằm phòng chống xâm nhập Vườn quốc gia để hạn chế cháy xảy ra". 

Vườn Tràm Chim là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2000 của thế giới. Nơi đây vẫn còn lưu giữ và bảo tồn giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa của hệ sinh thái đất ngập nước, của một Đồng Tháp Mười thu nhỏ. Đặc biệt, tại vườn hiện có hơn 40 con sếu đầu đỏ quí hiếm đang về ở trong mùa nắng.    

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tràm Chim cũng cảnh giác trong mùa khô

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI