Chủ nhật, 19/01/2025, 00:22:31 AM (GMT+7)

Tìm giải pháp bảo tồn hiệu quả đa dạng sinh học khu Ramsar Tràm Chim

(06:11:19 AM 20/07/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 19/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học khu Ramsar Tràm Chim”. Tham dự hội thảo có đại diện các nhà nghiên cứu, nhà khoa học của Tổ chức IUCN, Trường Đại học Cần Thơ, Khu Ramsar Láng Sen, Vườn Quốc gia Tràm Chim và các sở, ngành liên quan trong tỉnh.

Tìm[-]giải[-]pháp[-]bảo[-]tồn[-]hiệu[-]quả[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học[-]khu[-]Ramsar[-]Tràm[-]Chim[-]

Tìm giải pháp bảo tồn hiệu quả đa dạng sinh học khu Ramsar Tràm Chim -Ảnh minh hoạ: IE

 
Hội thảo nhằm đánh giá tình hình bảo tồn đa dạng sinh học thời gian qua và đưa ra giải pháp bảo tồn hiệu quả trong thời gian tới của Vườn Quốc gia Tràm Chim. 
 
Ông Nguyễn Hoàng Minh Hải – Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Vườn Quốc gia Tràm Chim cho biết, trong thời gian qua, thực hiện việc bảo tồn đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã phục hồi bãi năng kim và hoa hoàng đầu ấn được 190 ha, phục hồi 2 ha hoa nhĩ cán tím, phục hồi lại cây bản địa, cải tạo bãi ăn cho chim và tạo điểm cho chim về sinh sản tại Khu A2. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn giám sát thủy sản cho thấy lượng cá đi vào và đi ra từ các cống bằng biện pháp chất chà mùng từ đó biết được lượng cá đi vào và đi ra từ các cống, qua đó phát hiện thêm 36 loài/166 loài thủy sản; đồng thời, thả thêm con giống thủy sản vào tự nhiên hơn 10 cá thể (cá Ét Mọi, cá Hô, cá Dày) trong Vườn. Bên cạnh đó, còn phát hiện thêm 71 loài thực vật trong Vườn…          
 
Đề cập đến việc đa dạng sinh học và những thay đổi trong thời gian qua của Vườn Quốc gia Tràm Chim, ông Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ cho biết, nguyên nhân chính ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Tràm Chim hiện nay là sự thay đổi hệ sinh thái, khai thác quá mức, ô nhiễm, dịch bệnh, loài ngoại lai và biến đổi khí hậu. Do đó, theo ông Ni, để bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn, trước mắt ưu tiên phát triển đồng cỏ rồi đến rừng tràm, không nên giữ mực nước cao và lâu. Còn việc phục hồi đàn sếu tự nhiên về sinh sống nơi đây là rất thấp, nên hiện nay chỉ có khả năng phục hồi nuôi nhốt là khả thi và nếu thực hiện mô hình nuôi nhốt phải mất từ 5-10 năm. 
 
Tiến sĩ Lê Phát Quới, Trung Tâm Khoa học môi trường và Sinh thái Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, ở Vườn Quốc gia Tràm Chim hiện nay chế độ nước sẽ dẫn đến những thay đổi đặc tính của đất và tiếp theo là thay đổi thành phần các quần xã thực vật, sau đó là môi trường sống của các loài chim nước. Từ đó, ông đề ra giải pháp cải thiện môi trường đất ở khu A1 giúp phục hồi - mở rộng diện tích đồng cỏ Năng Kim, lúa ma, các quần xã thực vật và rừng tràm sẽ thu hút quần thể chim Sếu và gia tăng số lượng các loài chim khác. Ông Quới đề nghị để mực nước hợp lý, tạo điều kiện cho đồng cỏ năng phát triển và tạo củ làm bãi ăn cho chim sếu, phải phát triển rừng tràm ở khu A1, A2 làm nơi trú ngụ và sinh sản cho các loài chim nước, đồng thời tạo cho các đoạn kênh nối với nhau để có lượng nước ngọt đồng đều, tránh phèn… 
 
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh Hải, để bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn, trong thời gian tới cần điều chỉnh, bổ sung nhóm cố vấn bảo tồn đất ngập nước ở Vườn Quốc gia Tràm Chim; cho phép người dân sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để cải thiện cuộc sống trong mùa lũ; tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy chế quản lý hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù cho Vườn Quốc gia Tràm Chim là quản lý nước từng khu; được đốt cỏ chủ động; kiểm soát cây tràm tái; phục hồi 450 ha lúa ma tạo nguồn gen và thu hoạch phục vụ du lịch; phục hồi 90 ha bãi năng kim làm thức ăn cho sếu đầu đỏ…
Nguyễn Văn Trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tìm giải pháp bảo tồn hiệu quả đa dạng sinh học khu Ramsar Tràm Chim

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI