Tài nguyên - Thiên nhiên
Thủy điện hay bảo tồn ?
(15:05:12 PM 30/09/2011)
nên "Định giá" dự án thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A hay bảo tồn Vườn quốc gia Cát Tiên ? -Ảnh minh họa
Hai dự án ĐN6 và 6A nằm trong quy hoạch khai thác bậc thang thủy điện sông Đồng Nai, do Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư. Sản lượng điện 929,16 triệu KWh. Diện tích chiếm đất VQG Cát Tiên là 136,98 ha.
Dư luận xã hội có rất nhiều ý kiến về 2 dự án này, chủ yếu tranh luận về tác động đến VQG Cát Tiên thông qua hội thảo và các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhận định chung vẫn là ĐN6 và 6A tuy có gây tác động xấu nhất định đến môi trường và đa dạng sinh học VQG Cát Tiên, nhưng ảnh hưởng không lớn và cái được là chính. Dự án thủy điện có thể thực hiện được với những giải pháp giảm thiểu tác động môi trường thích hợp.
Trên cơ sở phân tích sự "đánh đổi" của 2 dự án ĐN6 và 6A với nguyên tắc đảm bảo sự hài hòa các phúc lợi kinh tế - xã hội và môi trường, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Ban Phản biện Xã hội của VACNE cho rằng: Có nhiều lo ngại như dự án gây hại cho đa dạng sinh học khu Cát Lộc, khu đất ngập nước Bàu Sấu, cạn nước cho thủy điện Trị An, gia tăng lũ và hạn cho vùng hạ lưu đập, nhất là huyện Cát Tiên (Lâm Đồng), mất rừng làm gia tăng khí nhà kính và khả năng chống lũ của rừng, giảm mực nước ngầm khu vực hạ lưu sông sẽ tạo cơ hội cho nước mặn xâm lấn gây thiệt hại cho hàng triệu dân vùng hạ lưu…
Khu Cát Lộc rộng gần 31.000 ha, phần sẽ bị ngập nước do thủy điện rộng gần 137 ha, chiếm 0,44% diện tích khu Cát Lộc, trên thực tế chỉ làm giảm chút ít nơi kiếm ăn của động vật Cát Lộc, rất ít ảnh hưởng đến nơi cư trú của động vật. Phần diện tích sẽ bị ngập tuy có một số loại thực vật quý nhưng không nhiều do nơi đây là vùng bị rải chất diệt cỏ trong chiến tranh, phần lớn là sinh cảnh rừng mọc lại, lồ ô và cây bụi, lại bị khai hoang làm nương rẫy nhiều. Ngay cả trước đây khi chưa có thủy điện trên sông Đồng Nai, huyện Cát Tiên đã là “rốn lũ” của Lâm Đồng do mưa tại Cát Tiên là 2.800 - 3.000 mm/năm. Thánh địa Cát Tiên không có nguy cơ bị ngập lũ, đặc biệt sau khi có thủy điện Đại Ninh chuyển nước về Bình Thuận…
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe đánh giá: hai công trình ĐN6 và 6A ít gây gián đoạn dòng chảy cho hạ lưu. Việc xây dựng tuy có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, nhưng ít ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực bảo tồn tê giác và sinh cảnh Bàu Sấu của VQG Cát Tiên. Các mục tiêu cơ bản của VQG Cát Tiên vẫn được đảm bảo do diện tích chuyển mục đích không lớn và kéo dài theo dải hẹp dọc sông Đồng Nai là ranh giới ngoài của Vườn. Chủ đầu tư cần phải và có khả năng trồng lại diện tích rừng này ngay tại khu Cát Lộc và các diện tích mất rừng phòng hộ khác. Chủ đầu tư phải có khả năng và giải pháp cải thiện để giảm thiểu tác động tiêu cực đến mức chấp nhận được, cũng như xem xét các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và nâng cấp chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường…
Theo TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.