Tài nguyên - Thiên nhiên
Thừa Thiên Huế: Rừng Pa Ay bị phá tàn bạo
(00:24:15 AM 05/07/2013)Trưa 4-7, chúng tôi vào khu vực rừng tự nhiên Pa Ay thuộc xã Hồng Thủy, chứng kiến rất nhiều gỗ rừng tập kết về nhà dân và được vận chuyển đi tiêu thụ ở nhiều nơi khác. Tại khu vực người dân làm rẫy bên suối Pa Ay (thuộc thôn Pa Ay), vô số phách gỗ to lớn nằm chồng chất trong ruộng rẫy, vườn tược và dưới sàn nhà dân.
PV ghi nhận những phách gỗ lớn bên suối, còn thơm mùi nhựa cây
Trưa nắng gắt, chúng tôi ra suối Pa Ay và càng bất ngờ hơn khi hàng loạt khúc gỗ theo dòng nước từ đầu nguồn đổ về. Có 6 thanh niên đang vận chuyển những phách gỗ lớn, đầy cả một đoạn suối dài, chủ yếu là gỗ trường và gỗ sú.
Theo một số nguồn tin chúng tôi có được, gỗ được khai thác trái phép tại các tiểu khu rừng tự nhiên ở Pa Ay và vận chuyển theo đường rừng và suối Pa Ay để đưa về xuôi tiêu thụ. Một số cửu vạn cho biết, họ được thuê vận chuyển gỗ về các điểm tập kết cho đầu nậu trên địa bàn xã thu mua.
Cửu vạn vận chuyển gỗ theo đường suối về xuôi
Ông Hồ Bá Bình - Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy cho biết: “Có thể những người trên lấy gỗ về làm nhà. Vì theo chủ trương của cấp trên, nếu người dân địa phương có nhu cầu khai thác gỗ làm nhà thì làm đơn gửi UBND xã. Sau đó xã sẽ tham mưu cho Hạt kiểm lâm huyện khoanh vùng, tiểu khu được khai thác và quản lý khai thác. Mỗi hộ dân sẽ được khai thác tối đa 4m3 gỗ để làm nhà. Việc làm này diễn ra hàng năm”(!?).
Rất nhiều gỗ tập kết trong nhà dân
Ông Bình cũng thừa nhận có tình trạng rừng bị khai thác trái phép do một số lâm tặc và một số người dân địa phương tự ý vào rừng khai thác gỗ khi chưa được sự đồng ý của chính quyền và cơ quan chức năng. Xã đã tăng cường kiểm tra, quản lý tuy nhiên do địa bàn rộng lớn và lực lượng mỏng nên công tác này còn gặp khó khăn. Từ đầu năm đến nay, UBND xã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể bắt quả tang 4 vụ khai thác, vận chuyển gỗ trái phép (!?).
Gỗ trong vườn nhà dân ở xã Hồng Thủy
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về việc rừng Pa Ay bị chảy máu nghiêm trọng, cũng như việc quản lý rừng của cơ quan chức năng nơi đây
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.