Thứ ba, 21/01/2025, 04:04:37 AM (GMT+7)

Thú săn ong rừng về nuôi

(08:54:46 AM 11/12/2014)
(Tin Môi Trường) - Đàn ong bay tới vây quanh chiếc chang chứa mồi thơm bên trong rồi chui vào qua lỗ nhỏ được đục thủng giữa thân. Người bẫy ong nhanh tay bịt cái lỗ nhốt đàn ong lại.

 

Thú[-]săn[-]ong[-]rừng[-]về[-]nuôi

Ông Trịnh Xuân Đào đang kiểm tra chang để tiến hành bẫy ong.

 

Trời nắng hay mưa, nhiều người đàn ông ở Hương Khê (Hà Tĩnh) vẫn luôn kiên trì đặt bẫy ở nhiều nơi để mong bắt được một tổ ong mang về nhà nuôi. Đôi lúc cả tháng không bắt được tổ ong nào, ông Trịnh Xuân Đào (65 tuổi) cũng như nhiều người khác vẫn không hề nản chí.


Ông Đào là một người có thâm niêm săn ong rừng nhiều năm nay. Dụng cụ săn ong của ông rất đơn giản, chỉ cần vài cái chang (tổ) làm từ thân cây khoét rỗng, dài khoảng 50 cm, hai đầu được bịt kín, ở giữa và cuối chang được khoét một vài lỗ nhỏ để ong chui vào. Bên trong chang có bỏ một ít mồi là nhang phảng phất hương thơm của mật để ong bắt mùi. Ngoài ra, người đi săn cũng cần thêm một vài chiếc vợt để đưa ong vào tổ.


Ở Hương Khê, những người thợ săn ong không vào rừng mà chỉ cần treo chang ở các cột điện ven đường rồi chờ ong bay về thăm tổ. Đi săn ong, xe máy là phương tiện không thể thiếu để leo lên những con dốc cao ở tỉnh lộ 17, gần biên giới Việt - Lào.


"Cuối tháng 10, thời tiết chuyển mùa, ong từ rừng bay về. Đây là thời điểm thích hợp nhất để những người có thú vui săn ong đi bắt về nuôi", ông Đào nói.


Đầu tháng 12, ông Đào đã có lần bẫy được tổ ong có hàng nghìn con. Khi thấy một chú ong ruồi bay tới, ông Đào biết sẽ có một đàn ong lớn bay về. Vào đầu mùa rét, những con ong ruồi sẽ bay riêng lẻ đi tìm kiếm chỗ ấm áp để làm tổ, khi thấy ổn sẽ quay về báo hiệu cho cả đàn.


Một lúc sau, đàn ong bay tới, vây quanh chiếc chang, chui vào lỗ nhỏ được đục thủng ở giữa thân và đầu. "Khi ong bay lại gần người thì không nên dùng tay đánh, như vậy cả đàn sẽ bay tới đốt. Cứ để tự nhiên cho ong bám vào người, rồi sau tự khắc nó bay đi", ông Đào hướng dẫn.


Khoảng 30 phút sau, khi đàn ong đã chui hết vào tổ, ông Đào cẩn thận lấy lá cây và vải bịt các lỗ của chiếc chang. Một số chú ong đang ở vòng ngoài chưa vào chang, ông Đào dùng vợt vớt lại. Ở đầu lưới của vợt có một ống hút nhỏ, vớt được ong vào vợt thì sẽ dùng ống hút bỏ vào lỗ chang để thổi ong vào.


 

Thú[-]săn[-]ong[-]rừng[-]về[-]nuôi

Khoảng 2 tiếng sau khi đặt tổ, ông Đào gặp may mắn khi một đàn ong ruồi đã kéo về.

 

Một số thợ săn ong xung quanh tới chúc mừng và ngỏ ý muốn mua tổ ong rừng ông Đào vừa săn được. Tuy nhiên, ông Đào lắc đầu không bán vì muốn đem về nuôi thỉnh thoảng lấy mật, nếu bán thì tiếc công sức mình bỏ ra. Để săn được tổ ong này, ông đã phải mất 3 ngày đặt tổ và canh chừng.


Đa số người đi săn ong rừng đều đứng tuổi, có người năm nay đã bước sang tuổi 80, nhưng vì thú vui, đam mê nuôi ong nên vẫn rong ruổi trên những nẻo đường. Họ săn ong về không phải để bán, chỉ là để nuôi, thỉnh thoảng có vài chai mật nguyên chất để dùng cho gia đình.


Sức khỏe đã giảm sút, ông Nguyễn Thanh Xuân (83 tuổi, sống ở xã Phú Gia) vẫn tập hợp một số người cùng sở thích đi săn ong từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Để săn được ong phải kiên trì, vì không phải lúc nào cũng có thể gặp. Nếu ai may mắn thì có thể săn được khoảng ba tổ ong một tháng, có người được một tổ, người không có tổ nào.

 

Ông Xuân cho biết, hàng ngày, ông phải dậy từ sáng sớm, đi đặt chang ở khắp các cột điện ven đường. Bản thân ông thường đặt 5 tổ, mỗi tổ ở một xã khác nhau, sau đó đi thăm thú từng tổ xem ong đã sập bẫy chưa. Nhiều khi ông đem cơm nắm, nước lọc đi để ăn uống, và cứ thế rong ruổi xã này sang xã khác. Đến cuối giờ chiều không săn được thì ông tháo chang ra đem về nhà.

 

 

[-]Thú[-]săn[-]ong[-]rừng[-]về[-]nuôi

Vòng đời của những chú ong được đưa từ rừng về khoảng 45 ngày, ong chúa là 3 năm.


Cũng là người có sở thích săn ong rừng, ông Phan Thanh Toàn (60 tuổi, xã Phú Gia) cho hay, thông thường mỗi tổ ong mật được bán tại chỗ với giá 500.000 đồng, nhưng hầu như không ai bán. Với ong ruồi, nếu thời tiết tốt vòng đời là 45 ngày, ong chúa sống được 3 năm, mỗi lần đẻ 4.000 trứng, nhưng sau một năm sức sinh sản sẽ giảm. Những loài ong ruồi được săn về nuôi khoảng 3 tháng sẽ khai thác được một lần, mỗi tổ ong trung bình cho ra 6 lít mật.


Ở những xã vùng biên giới ở huyện Hương Khê như Hương Vĩnh, Hương Liên, Hương Xuân… trung bình mỗi xã có khoảng 10 người có thú vui đi săn ong rừng.


Ông Bùi Thức Ngọc, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Khoa học huyện Hương Khê, cho biết ong mật đang trở nên rất hiếm. Trước đây, ong mật làm tổ trên những cây lớn, nhiều cây có tới 12 tổ ong, thu được vài chục lít mật. Hiện nay, ong ruồi khi săn được về phải nuôi một thời gian mới cho mật.


"Nhiều người quan niệm rằng mật ong rừng tốt hơn mật ong nhà, tuy nhiên điều này không đúng, việc mật ong tốt hay không tùy thuộc vào nguồn thức ăn (mật hoa và phấn hoa) và kỹ thuật nuôi của mỗi người", ông Ngọc cho hay.

 
Đức Hùng/VNE
Từ khóa liên quan: Thú săn, ong rừng, về nuôi
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thú săn ong rừng về nuôi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI