»

Thứ ba, 05/11/2024, 19:37:55 PM (GMT+7)

Khám phá bước chạy "thần tốc" của báo pêga

(14:05:35 PM 23/06/2012)
(Tin Môi Trường) - (Timoitruong.vn) - Ánh mắt sắc bén cộng với tốc độ xé gió khiến báo gêpa trở thành kẻ săn mồi kinh hoàng trên đồng cỏ Châu Phi.

Các nhà khoa học vừa khám phá ra bí quyết chạy cực nhanh của loài báo này. Bí mật nằm ở chỗ chúng có thể điều chỉnh tần số của bước chạy theo vận tốc, tương tự như cơ chế “sang số” của xe gắn máy và xe hơi. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Experimental Biology ngày 21/6.

Báo gêpa có thể chất và kiểu chạy phi nước đại tương tự như chó săn greyhound, loài được mệnh danh là vua tốc độ của loài chó. Nhưng nếu đặt trên cùng một đường đua để so sánh, chó săn chắc chắn sẽ bị báo gêpa cho "ngửi khói". Kẻ săn mồi kinh hoàng này có thể đạt tốc độ 105 km/h trong khi chó săn chỉ có tốc độ 68 km/h. Khi nhắm được con mồi, báo gêpa có thể tăng tốc từ 0 đến 96 km/h chỉ trong vòng 3 giây, nhanh hơn hầu hết các loại xe hơi hiện nay.

Báo gêpa đang chạy nước rút đuổi theo con mồi (Ảnh: Chris Jonhs)


Để tìm hiểu bí quyết giúp loài săn mồi họ nhà mèo này có thể đạt tốc độ kỉ lục như vậy, các nhà khoa học ở trường đại học Thú y hoàng gia của vương quốc Anh đã tiến hành các nghiên cứu song song trên cả loài chó săn và loài báo gêpa. Họ đặt các tấm đo trọng lực trên mặt đất và dùng camera tốc độ cao để ghi lại chuyển động cũng như lực gây ra của từng bước chạy.

Đối tượng nghiên cứu là những con báo gêpa tại sở thú ZSL Whipsnade ở ngoại ô London và tại trung tâm Ann van Dyk của Nam Phi. Ngoài ra còn có chó săn greyhound được sử dụng trong các cuộc đua chó ở Anh. Tuy nhiên kết quả lại cho thấy, các chú báo quen sống trong vườn thú này chỉ có tốc độ tối đa là 61 km/h trong khi chó săn vẫn giữ "phong độ" với vận tốc 68 km/h. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng những con báo bị cách ly với môi trường tự nhiên nên chưa hoặc không có cơ hội chạy “hết ga”. Vì thế chúng không thể rèn luyện kĩ năng chạy đặc biệt để đạt đến vận tốc hơn 100 km/h.

Mặc dù vậy, những kết quả ghi được từ các đoạn video tốc độ cao cũng giúp nhóm nghiên cứu tìm ra bí quyết trong những bước chạy của báo gêpa. Bí mật nằm ở chỗ tần số bước chạy của chúng có thể thay đổi theo tốc độ. Ở vận tốc 32 km/h, trung bình báo gêpa chạy 2,4 bước/ giây. Nhưng ở 61 km/h, chúng có thể chạy được 3,2 bước/ giây. Trong khi đó chó greyhound vẫn giữ tần số 3,5 bước/ giây ở bất kì tốc độ nào. Cơ chế chuyển đổi tần số bước chạy của báo gêpa tương tự như cách sang số của các loại xe gắn máy và xe hơi.

Khi chuyển sang nghiên cứu trên báo gêpa hoang dã, các nhà khoa học dự đoán chúng sẽ đạt tới tần số 4 bước/ giây ở tốc độ tối đa. Với bí quyết đặc biệt này, cộng với độ dài mỗi bước chạy lớn hơn, báo gêpa dễ dàng bỏ xa các loài khác và xứng đáng với danh hiệu loài động vật chạy nhanh nhất trên đất liền.

(ĐVO/ Theo Livescience)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khám phá bước chạy "thần tốc" của báo pêga

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI