Thứ ba, 21/01/2025, 10:54:17 AM (GMT+7)

Sơn La: Quy hoạch các khu bảo tồn đa dạng sinh học

(07:51:29 AM 27/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020 và những năm tiếp theo, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh quốc phòng.

[-]Sơn[-]La:[-]Quy[-]hoạch[-]các[-]khu[-]bảo[-]tồn[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học

Ảnh: minh họa

 

Sơn La duy trì và bảo vệ 4 khu bảo tồn hiện có gồm: Copia thuộc địa bàn huyện Thuận Châu (6.311 ha), Rừng Sốp Cộp (18.020 ha) thuộc 2 huyện biên giới Sốp Cộp và Sông Mã, Rừng Tà Xùa (16.553 ha) thuộc huyện Bắc Yên, rừng Xuân Nha (18.116 ha) thuộc huyện Vân Hồ. Xây dựng thêm khu bảo tồn mới ở huyện Mường La (khoảng 20.000 ha) và 1 khu bảo vệ cảnh quan văn hóa – lịch sử - môi trường (247 ha), khu rừng mang tên “Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp” tại bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên.

Riêng rừng bảo tồn Mường La thuộc 3 xã Ngọc Chiến, Nặm Păm và Hua Trai chứa đựng trong mình một cảnh quan có tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt, tại khu rừng này còn có 20 - 30 cá thể vượn đen tuyền, loài vượn đang bị đe dọa tuyệt chủng cao, hiện chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc. Bởi vậy, rừng nơi đây là tài sản quý hiếm, thu hút sự chú ý không chỉ cấp quốc gia mà còn câp quốc tế. Đây còn là nơi cư trú của các quần thể voọc xám, niệc cổ hung, gà lôi hồng tía và beo lửa.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La: Do núi rừng của huyện Mường La hiểm trở nên còn giữ được vẻ đẹp nguyên sinh, tại một số cánh rừng với những loài thực vật cổ thụ quý hiếm chỉ nơi đây mới có. Loài vượn đen tuyền đang nằm trong sách đỏ thế giới có mặt tại khu rừng này đang được lực lượng kiểm lâm bảo vệ. Tuy nhiên, bên cạnh chứa đựng trong mình sự đa dạng sinh học, thì rừng nơi đây đang bị xâm lấn bởi tình trạng khai thác lâm sản, phá rừng trồng thảo quả, phát triển thủy điện hay thu hái lâm sản phụ đã ảnh hưởng và tác động tới cảnh quan, sinh cảnh các loài hoang dã... Việc thành lập “Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La” là một chủ trương đúng, đón nhận sự ủng hộ không chỉ ở cấp quốc gia mà cả quốc tế. Bởi lẽ, ngoài giá trị đa dạng sinh học, thì chủ trương này còn góp phần vào bảo vệ và phát triển quần thể vượn đen tuyền tại Khu bảo tồn loài, bảo tồn và phát triển sinh cảnh Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), giáp với rừng phòng hộ đầu nguồn Mường La.

Tỉnh Sơn La hiện có 633.687 ha rừng, trong đó có gần 610.000 ha rừng tự nhiên. Đến năm 2020, Sơn La phấn đấu độ che phủ của rừng đạt 55%, với khoảng 779.600 ha rừng. Việc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ tăng sự đa dạng sinh thái mà còn góp phần phòng hộ bền vững và trữ nước cho 2 hồ thuỷ điện Sơn La và hồ thuỷ điên Hoà Bình lớn nhất cả nước.

Điêu Chính Tới
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sơn La: Quy hoạch các khu bảo tồn đa dạng sinh học

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI