Thứ hai, 20/01/2025, 05:30:04 AM (GMT+7)

Quy hoạch Lý Sơn phải gắn với ngư trường Hoàng Sa

(18:50:12 PM 14/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Đó là ý kiến của phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Quang Thích trong cuộc họp với chuyên gia tư vấn Singapore về quy hoạch huyện đảo Lý Sơn diễn ra sáng 14-9.

[-]Quy[-]hoạch[-]Lý[-]Sơn[-]phải[-]gắn[-]với[-]ngư[-]trường[-]Hoàng[-]Sa
Một góc đảo Lý Sơn nhìn từ đỉnh núi Thới Lới - Ảnh: Trần Mai


Theo ông Thích, quần đảo Hoàng Sa gắn liền với Lý Sơn hàng trăm năm qua và là một bằng chứng lịch sử quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo này. Khi quy hoạch đảo Lý Sơn phải tính toán mở rộng không gian, gắn ngư trường Hoàng Sa vào Lý Sơn.

Tại buổi họp, nhiều ý kiến tham luận quan tâm về việc quy hoạch Lý Sơn phải tính toán đến chuyện thu gom nước mưa vì nước ngọt trên đảo đang hạn chế. Tỉnh Quảng Ngãi đang khó trong tính toán gom nước mưa phục vụ sinh hoạt của 21 nghìn dân trên đảo vào mùa khô.

Tính toán trong quy hoạch là tạo công ăn việc làm cho người dân, bảo tồn được vùng biển quanh đảo.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc sở VH-TT&DL Quảng Ngãi kiến nghị “Đảo Lý Sơn có nhiều yếu tố về văn hóa, lịch sử rất quan trọng. Chính vì thế việc quy hoạch phải tính toán giữ nguyên hiện trạng để bảo tồn những giá trị văn hóa ở đảo Lý Sơn”.

Tại buổi họp, các chuyên gia đến từ Singapore cho rằng Lý Sơn có rất nhiều tiềm năng để phát triển vững mạnh. Đảo tiền tiêu cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam và Đông Nam Á.

Lý Sơn là hòn đảo có kết cấu địa chất và vị trí độc đáo  giàu về thiên nhiên, lịch sử văn hóa và hiếm có trên thế giới.

Ông Lê Viết Chữ, bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi cho rằng tỉnh đã có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lý Sơn. Tuy nhiên do yêu cầu phát triển phải thay đổi điều chỉnh cho phù hợp, làm sao đảm bảo về cả môi trường và biến đổi khí hậu, bảo vệ cảnh quan môi trường, kết nối Lý Sơn với các vùng lân cận.

Mục tiêu của việc này là để có tầm nhìn dài hạn về quy hoạch đảo Lý Sơn. Phải có sự kết hợp tốt về ý tưởng giữa chuyên gia Singapore và địa phương. Những vấn đề này cần nghiên cứu kỹ và thể hiện trong quy hoạch.

“Phát triển Lý Sơn phải dựa vào thế mạnh cụ thể của Lý Sơn, đó là nuôi trồng thủy sản và phát triển dịch vụ du lịch. Phải liên kết với các vùng chung quanh, nhất là quần đảo Hoàng Sa ngư trường đánh bắt lâu đời của ngư dân Lý Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung”, ông Chữ nói.

Theo TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quy hoạch Lý Sơn phải gắn với ngư trường Hoàng Sa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI