Thứ bảy, 18/01/2025, 23:57:10 PM (GMT+7)

Quản lý đất đai - kinh nghiệm từ Nhật Bản

(19:30:26 PM 08/12/2017)
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn khổ chương trình “Sáng kiến và Nghiên cứu Chính sách chiến lược Nhật Bản -ASEAN về phát triển thể chế quản lý đất đai”, sáng 8/12, tại Hà Nội, Viện đào tạo Quốc gia Nhật Bản về Nghiên cứu chính sách phối hợp với Bộ Đất đai, Giao thông, Hạ tầng và Du lịch Nhật Bản và Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức hội thảo “Báo cáo tiến độ chương trình nghiên cứu và giới thiệu kinh nghiệm quản lý đất đai của Nhật Bản”.

Quản[-]lý[-]đất[-]đai[-]-[-]kinh[-]nghiệm[-]từ[-]Nhật[-]Bản[-]

Ảnh minh hoạ: IE

 

Ông Masahito Hatoyama, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế đất và công nghiệp xây dựng Nhật Bản cho biết, quy hoạch sử dụng đất quốc gia là một kế hoạch tổng thể toàn diện để sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý. Hiện chính sách đất đai Nhật Bản được chia ra làm 5 khu vực quy hoạch cụ thể như quy hoạch thành phố; đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; công viên và phòng chống thiên tai. Cụ thể, Nhật Bản đã áp dụng việc cải thiện sức chứa của các đô thị, phục hồi khu vực nhằm tái thiết lại đô thị và các dự án thẩm định giá đất, giá bất động sản…nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất một cách hợp lý trong một xã hội già hóa dân số. 
 
Còn theo ý kiến của Giáo sư Shigeru Morichi, Viện đào tạo Quốc gia Nhật Bản về Nghiên cứu chính sách: Trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia nên tính đến những điều kiện thay đổi cơ bản liên quan đến sử dụng đất; một số những thách thức mà quy hoạch sử dụng đất quốc gia cần hướng tới giải quyết (giảm mức độ quản lý đất quốc gia do dân số giảm; thoái hóa cảnh quan và môi trường tự nhiên; vùng đất dễ bị tổn thương bởi thiên tai). Hơn nữa, để đảm bảo việc sử dụng đất quốc gia được an toàn và bền vững hơn phải có những hướng dẫn sử dụng đất cơ bản như quản lý đất quốc gia hợp lý; bảo tồn và tái tạo sử dụng môi trường tự nhiên và cảnh quan đẹp; thúc đẩy các biện pháp tổng hợp và sử dụng có chọn lọc đất đai quốc gia… 
 
Bên cạnh đó, các nhà quản lý đất đai, các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam cùng đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh và địa phương được nghe thành quả nghiên cứu so sánh một số nội dung về chính sách đất đai của Việt Nam - Nhật Bản, liên quan đến thu hồi đất và một số dự án cụ thể do Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế khoa học công nghệ, Tổng cục Quản lý đất đai chia sẻ. Từ đó, các đại diện đã thảo luận và đưa ra ý kiến đề xuất hoàn thiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng và chính sách quản lý, sử dụng đất đai nói chung ở Việt Nam.
Diệu Thúy -TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quản lý đất đai - kinh nghiệm từ Nhật Bản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI