Thứ bảy, 23/11/2024, 07:23:29 AM (GMT+7)

Nhiều điểm nóng phá rừng

(23:21:04 PM 17/03/2017)
(Tin Môi Trường) - Nhà nước phải huy động sự tham gia của toàn xã hội vào bảo vệ, quản lý, phát triển và khai thác rừng có hiệu quả

[-]Nhiều[-]điểm[-]nóng[-]phá[-]rừng 

Nhiều vùng rừng ở các tỉnh Tây Nguyên đang từng bước nhường chỗ cho khu dân cư Ảnh: DUY CƯỜNG
 
Ngày 17-3, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị tổng kết kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2016 gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, triển khai chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnh Nghệ An tổ chức.
 
Tạo điều kiện tích tụ đất lâm nghiệp
 
Báo cáo tại hội nghị, Bộ NN-PTNT cho biết sau hơn 4 năm thực hiện đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt bình quân 6,57%/năm so với 5,03%/năm trong giai đoạn 2010-2012, vượt mục tiêu đề án đề ra là 5,5-6,0%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng trưởng mạnh, gấp hơn 2 lần trong vòng 5 năm (từ 3,035 tỉ USD/năm giai đoạn 2010-2012 lên 6,52 tỉ USD/năm, giai đoạn từ 2011 đến nay).
 
Năm 2016, thị trường có nhiều khó khăn song kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và đạt 7,178 tỉ USD...
 
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những “điểm nóng” về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ. Điển hình như ở các tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk, Quảng Nam, Điện Biên.
 
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng nhà nước phải huy động sự tham gia của toàn xã hội vào bảo vệ, quản lý, phát triển và khai thác rừng có hiệu quả. Ngoài việc bảo đảm bố trí đủ ngân sách trung ương và địa phương thì phải tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế xã hội tham gia đầu tư, xây dựng, bảo vệ rừng thông qua việc giao, cho thuê rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư (thôn, hộ gia đình, cá nhân).
 
“Giao công tác bảo vệ, phát triển rừng cho doanh nghiệp (DN) và người dân, bảo đảm tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể, tạo điều kiện tích tụ đất lâm nghiệp để xây dựng vùng nguyên liệu chủ yếu bằng phương thức liên kết, liên doanh trồng rừng và DN chế biến” - Phó Thủ tướng gợi ý.
 
Tổ chức sản xuất theo chuỗi
 
Để sản phẩm lâm nghiệp tiêu thụ bền vững, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các bộ, ngành chức năng tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các cơ quan quản lý nhà nước phải có cơ chế khuyến khích việc hình thành các DN quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế; lấy các DN làm động lực nhằm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực, nhất là sản phẩm xuất khẩu.
 
“DN tạo đầu vào cho người dân; liên hết, hỗ trợ người dân; ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp. Do đó, họ phải được đặt vào vai trò trung tâm của liên kết chuỗi sản xuất” - Phó Thủ tướng nói và khẳng định phải khẩn trương rà soát, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đặc biệt là ban hành, thực thi các sáng kiến tài chính mới để tạo thêm nguồn lực cho phát triển ngành lâm nghiệp, như: chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở công nghiệp, du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản, bồi hoàn giá trị hệ sinh thái rừng...
 
Một vấn đề quan trọng nữa, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các bộ, ngành, địa phương cần sớm hoàn thiện việc rà soát, đánh giá quy hoạch tổng thể rừng cấp quốc gia và cấp vùng; xác định rõ lâm phận ổn định nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác theo dõi giám sát, cập nhật hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng; các địa phương tổ chức rà soát thực trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý, thống nhất giữa quy hoạch rừng trên bản đồ và trên thực địa. Bên cạnh đó, gắn quy hoạch phát triển rừng với tái cấu trúc ngành lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành lâm nghiệp.
Đầu tư một cách bền vững
 
“Cả nước, mỗi địa phương phải tập trung bảo vệ, phát triển, đầu tư một cách bền vững” - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh và cho biết cùng với đó chuẩn bị các điều kiện, hoàn thành việc đàm phán, ký kết các hiệp định chung với EU và hiệp định song phương với các nước có tiềm năng để mở cửa thị trường cho thương mại, xuất nhập khẩu lâm sản.
Theo Bảo Trân/NLĐ
Từ khóa liên quan: Nhiều, điểm nóng, phá rừng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhiều điểm nóng phá rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI