Tài nguyên - Thiên nhiên
Nhiều bến bãi hoạt động trái phép ven đê sông Hồng và sông Luộc
(21:06:27 PM 11/06/2016)Theo Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên, trong số 54 bến bãi đang hoạt động, thì có 41 bến chưa được cấp phép nhưng vẫn vô tư bốc xếp, chứa chất vật tư, vật liệu xây dựng ở bờ sông, bãi sông. Qua kiểm tra của ngành chức năng tỉnh, hầu hết các bến bãi đều có sai phạm như: không xây dựng theo thiết kế được duyệt; không có hệ thống thoát nước; không chấp hành quy định về chiều cao chứa chất vật liệu, vị trí chứa chất vật tư, vật liệu sai quy định về khoảng cách tới mép bờ sông.
Nhiều bến bãi hoạt động trái phép ven đê sông Hồng và sông Luộc -Ảnh minh họa: TL
Trong đó nhiều bến bãi đã tồn tại nhiều năm nay, tập trung chủ yếu ở địa bàn các huyện Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động và thành phố Hưng Yên. Vi phạm diễn ra nhiều nhất là huyện Khoái Châu, với 20 bến bãi tập kết, bốc xếp, kinh doanh vật liệu xây dựng không có giấy phép kinh doanh và giấy phép hoạt động bến bãi. Trong đó có nhiều bãi đã hoạt động thời gian dài, quy mô lớn như ở các xã: Bình Minh, Hàm Tử, Tứ Dân. Theo người dân, hầu hết các bến bãi không phép đều thuê đất công điền của các địa phương hoặc tự thuê, mua ruộng của nhau, sau đó san gạt làm nơi tập kết vật liệu. Điều đáng nói do không có giấy phép nên các bến bãi này cũng không cần thực hiện các quy định bảo vệ đê điều, chất chứa vật liệu cao hàng chục mét, sát mép nước và cung cấp vật liệu cho xe quá tải đi trên đê sông Hồng.
Trên tuyến sông Luộc qua địa bàn huyện Tiên Lữ có 12 bến bãi tập kết vật liệu xây dựng không phép. Đáng lo ngại là có nhiều điểm gần sát chân đê, nằm ngay cạnh sông với diện tích lớn trên 3.000m2; tập trung nhiều nhất ở xã Hải Triều và Thiện Phiến. Nhiều điểm tập kết nằm gần các công trình trọng yếu, điển hình như điểm tập kết vật liệu xây dựng của hộ ông Nguyễn Văn Thảo ở xã Minh Phượng gần trạm bơm Mai Xá; bãi chưa vật liệu của ông Nguyễn Văn Thưa ở xã Thủ Sỹ, sát với ngã ba cửa sông Luộc. Cùng với kinh doanh vật liệu xây dựng trái phép, các chủ bến bãi còn múc vật liệu quá tải lên các loại xe cơi nới thành thùng; cũng như bắc các ống cát qua đê để hút cát vào lấp ao vườn.
Cùng với các bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng, trên 2 tuyến đê sông Hồng và sông Luộc vẫn còn tái diễn tình trạng khai thác cát trái phép tại địa bàn các huyện Kim Động, Khoái Châu, Tiên Lữ, Phù Cừ. Toàn tỉnh mới có 8 điểm khai thác cát trên sông được UBND tỉnh cấp phép, nhưng lại có hàng chục điểm khác ngày đêm hút cát trên sông Hồng, sông Luộc vẫn hoạt động ngang nhiên, làm ảnh hưởng trực tiếp tới những đoạn kè xung yếu thuộc địa bàn các huyện Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ.
Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Hưng Yên đã yêu cầu các địa phương khẩn trương có biện pháp xử lý, ngăn chặn các vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, nhất là những điểm mới phát sinh. Đối với bến bãi vật liệu đã được cấp giấy phép phải khắc phục vi phạm tồn tại. Nếu cố tình vi phạm, tỉnh sẽ tạm đình chỉ có thời hạn hoặc thu hồi giấy phép. Với bến bãi nằm trong quy hoạch nhưng chưa được cấp phép phải lập hồ sơ theo quy định gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt. Tỉnh cũng yêu cầu ngành chức năng phối hợp với các huyện, thành phố giám sát chặt chẽ các chủ bãi trong thời gian làm thủ tục cấp phép không được phép neo đậu tàu, thuyền để chứa chất thêm vật liệu xây dựng lên bãi tập kết. Các bến không có trong quy hoạch phải chấm dứt mọi hoạt động nhằm bảo đảm an toàn hành lang đê điều trong mùa bão lũ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.