Thứ hai, 25/11/2024, 12:22:05 PM (GMT+7)

Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang: Mười năm một chặng đường Tin ảnh

(07:51:18 AM 21/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Nhân chuyến công tác tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa), PV Tin môi trường đã có chuyến tìm hiểu về Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang- Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc đôi điều về những thành công của khu bảo tồn cũng như những con người tâm huyết với khu bảo tồn này.
 
Ông Trương Kỉnh- Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang (Ảnh: Lê Ngọc Khanh)
 
 
Vịnh Nha Trang bao gồm 14 hòn đảo lớn nhỏ phân bố rải rác, trong đó đảo nằm cách bờ xa nhất từ thành phố Nha Trang là 15km, là  một trong những khu vực có tầm quan trọng bậc nhất về bảo tồn biển và du lịch biển của Việt Nam. Rạn san hô có tầm quan trọng mang tính quốc tế và đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất ở Việt Nam với hơn 350 loài san hô cứng tạo rạn trong đó có 40 loài mới được ghi nhận cho Việt Nam, trên 230 loài cá rạn, 112 loài thân mềm, 112loài giáp xác, 27 loài da gai, 69 loài rong và 7 loài cỏ biển... Trong những năm trước đây, vấn đề khai thác, đánh bắt thủy sản một cách không khoa học (khai thác bằng thuốc nổ, chất độc, khai thác tận diệt...) cộng với ô nhiễm môi trường đã làm cho vấn đề đa dạng sinh học biển ở khu vực này trở nên đáng báo động.
 
Đứng trước thực trạng đó, UBND Tỉnh Khánh Hòa, Bộ Thủy sản (nay là Tổng cục Thủy sản- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới đã cho ra mắt Dự án thí điểm Khu bảo tồn biển Hòn Mun (một đảo thuộc Vịnh Nha Trang) vào năm 2001. Đây là một “Dự án tổng hợp giữa bảo tồn và phát triển”, và là dự án hỗ trợ cho sự hình thành của Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang- Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam.
 
Sau 10 năm thành lập, đến nay, Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang đã thu được nhiều kết quả tốt trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ, phát triển đa dạng sinh học. Độ che phủ của rạn san hô không ngừng tăng lên kéo theo các loại cá tôm cũng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Đời sống người dân ở trong khu vực cũng được cải thiện, nhận thức về môi trường biển được nâng cao. Hệ sinh thái rừng ngập mặn không ngừng được trồng mới và mở rộng, nhiều thảm cỏ biển đã có dấu hiệu phục hồi…
 
Có được những thành công kể trên, không thể không nói đến những người đầy tâm huyết trong Ban quản lý Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Suốt 10 năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để bảo vệ tài nguyên sinh vật biển của Vịnh Nha Trang.
 
Ông Trương Kỉnh, Giám đốc Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang cho biết “ Ngay từ khi mới thành lập, chúng tôi đã xác định các công việc cụ thể phải làm để nâng cao hiệu quả bảo vệ, phát triển đa dạng biển của Khu bảo tồn.. Chúng tôi tổ chức tuyên truyền và cùng với người dân thu gom rác thải làm sạch môi trường khu vực người dân đang sinh sống. Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang cũng đã thử nghiệm trên 20 mô hình sinh kế cho người dân nghèo trong vịnh nhằm tạo thu nhập thay thế bền vững và không ảnh hưởng đến môi trường bao gồm nuôi trồng thủy sản, làm hàng thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái....”.
 
Tuy nhiên, ngay từ khi mới thành lập, Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang cũng đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là sự không đồng tình ủng hộ của những ngư dân nghèo, chỉ có mỗi nguồn thu nhập từ nghề bám biển. “ Chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn từ chính những ngư dân nghèo. Nhiều lần đội tuần tra bảo vệ Khu bảo tồn biển đã bắt được những người khai thác thủy sản bằng chất độc, thuốc nổ. Chúng tôi đã kiến nghị phải xử lý nghiêm để làm gương. Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng đã tăng cường tuyên truyền, tạo công ăn việc làm cho những ngư dân nghèo. Nhờ đó, ý thức của họ đã được nâng cao rất nhiều”.
 
Ngoài những hoạt động kể trên, 10 năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang cũng đã có nhiều hành động thiết thực khác để bảo vệ và phát triển hệ sinh thái biển trong vịnh. Đã tiến hành khôi phục trên 5 ha rừng ngập mặn tại Đầm Báy, thu nhặt được trên 80.000 con sao biển gai (địch hại nguy hiểm nhất của rạn san hô) với sự hỗ trợ của các thợ lặn từ các khóm đảo, các câu lạc bộ lặn và nhân viên Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang. Thành lập Tổ lắp đặt phao neo và đã lắp đặt hơn 50 phao neo quanh đảo Hòn Mun cho các tàu du lịch sử dụng tránh tình trạng thả neo ảnh hưởng trực tiếp đến rạn san hô, tăng cường tuyên truyền về tầm quan trọng của hệ sinh thái biển ngay từ các lớp tiểu học tại các khóm đảo và 10 trường xung quanh Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang....
 
Nhờ những giải pháp đó, Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã thu được những kết quả tốt đẹp, góp phần to lớn vào việc hình thành và phát triển chính sách hệ thống Khu bảo tồn biển Việt Nam.
 
Trước khi chia tay với chúng tôi, ông Kỉnh trầm ngâm chia sẻ :“Thành công là có, nhưng Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đang phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn. Thứ nhất là sự phát triển kinh tế xã hội vùng ven bờ tác động không nhỏ đến cảnh quan môi trường, đến các hệ sinh thái biển. Hơn nữa đời sống của đại bộ phận người dân vẫn còn nhiều khó khăn nên họ hoàn toàn có thể quay lại để hủy diệt nguồn thủy sản để mưu sinh. Do đó về lâu dài, chúng tôi cần có một kế hoạch quản lý thích hợp nhất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, từ đó bảo vệ được các giá trị đa dạng sinh học của Khu bảo tồn. Vấn đề này phải nhờ đến các cơ quan thẩm quyền” .
 
Mời các bạn xem hình ảnh các loại sinh vật đặc sắc trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang (Ảnh do Ban quản lý Khu bảo tồn cung cấp):
 
 
 
 
 
Lê Ngọc Khanh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang: Mười năm một chặng đường

  • người dân (11:27:07 AM 23/12/2011)Tiêu đề

    Tôi thấy Vịnh Nha TRang đẹp thật, nhưng mà nhiều rác quá, hơn nữa quy hoach còn hơi bừa bãi. Tôi nghĩ nên có chính sách phù hợp với Vịnh này

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang: Mười năm một chặng đường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI